QUY CHUẨN QUỐC GIA PCCC Phụ lục A Mới

QUY CHUẨN QUỐC GIA PCCC

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH 2020

Phụ lục A
Quy định bổ sung về an toàn cháy đối với một số nhóm nhà cụ thể

A.1 Các quy định đối với nhà công nghiệp

A.1.1 Phạm vi áp dụng
A.1.1.1 Nhà công nghiệp dùng cho việc sản xuất sản phẩm, hàng hóa thuộc nhóm F5.1 và
F5.2 cókhông quá 1 tầng hầm.
A.1.1.2 Không áp dụng đối với các nhà công nghiệp có chức năng đặc biệt (nhà sản xuất
hay bảo quản các chất và vật liệu nổ; các kho chứa dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt tự
nhiên, các loại khídễ cháy, cũng như các chất tự cháy; nhà sản xuất hoặc kho hóa chất độc
hại; công trình hầm mỏ;…).
A.1.1.3 Không áp dụng đối với các nhà và gian phòng sau:
– Nhà kho và gian phòng kho dùng để chứa (lưu giữ) phân khoáng khô và hóa chất bảo vệ
thực vật, chất phóng xạ, các chất khíkhông dễ cháy được chứa trong chai dưới áp suất lớn
hơn 70 kPa, xi măng, bông, bột mì, thức ăn gia súc, lông thú và sản phẩm từ lông thú cũng
như các sản phẩm nông nghiệp.
– Các nhà hoặc gian phòng làm kho lạnh và kho ngũ cốc.
– Các nhà công nghiệp có từ 2 tầng hầm trở lên.
A.1.1.4 Cho phép không áp dụng đối với nhà công nghiệp có sử dụng tiêu chuẩn nước ngoài
về phòng cháy chữa cháy trong thiết kế theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhưng phải
được cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có thẩm quyền chấp
thuận.
A.1.2 Quy định chung
A.1.2.1 Tổng diện tích nhà lấy bằng tổng diện tích của tất cả các tầng (tầng trên mặt đất, kể
cả tầng kỹ thuật, tầng nửa hầm và tầng hầm), với kích thước mặt bằng được đo trong phạm
vi giới hạn bởi bề mặt bên trong của các tường bao (hoặc bởi trục các cột biên ở khu vực
không có tường bao); đường hầm; sàn giá đỡ trong nhà; sàn lửng; tất cả các sàn của giá đỡ
cao tầng trong nhà; thềm (cầu) xếp dỡ; hành lang (trong mặt bằng) và hành lang liên thông
sang các tòa nhà khác. Tổng diện tích của tòa nhà không bao gồm: diện tích các tầng hầm
kỹ thuật có chiều cao, tính từ sàn đến mặt dưới của kết cấu nhô ra ở phía trên, nhỏ hơn 1,8
m (ở đó không yêu cầu có lối đi để bảo dưỡng các đường ống kỹ thuật); diện tích phía trên
trần treo; cũng như diện tích sàn của giá đỡ cao tầng dùng để bảo dưỡng đường ray phía
dưới cầu trục, bảo dưỡng cần trục, băng tải, đường ray đơn và thiết bị chiếu sáng.
Diện tích các gian phòng có chiều cao thông từ 2 tầng trở lên, trong phạm vi một nhà nhiều
tầng (gian phòng thông 2 tầng hoặc nhiều tầng), được tính vào diện tích tổng cộng của nhà
trong phạm vi một tầng.
Khi xác định số lượng tầng của tòa nhà, thì mỗi sàn giá đỡ, sàn của giá đỡ cao tầng và sàn
lửng nằm ở cao độ bất kì nhưng có diện tích lớn hơn 40 % diện tích 1 tầng của tòa nhà đó,
phải được tính như một tầng.

Diện tích 1 tầng của tòa nhà trong phạm vi một khoang cháy được xác định theo chu vi bên
trong của tường bao của tầng, không tính diện tích buồng thang bộ. Nếu trong diện tích đó
có sàn giá đỡ, sàn của giá đỡ cao tầng và sàn lửng thì đối với nhà 1 tầng phải tính diện tích
của tất cả các sàn giá đỡ, sàn của giá đỡ cao tầng và sàn lửng; còn đối với nhà nhiều tầng
chỉ tính diện tích các sàn giá đỡ, sàn của giá đỡ cao tầng và sàn lửng nằm trong phạm vi
khoảng cách theo chiều cao giữa các cốt của sàn giá đỡ, sàn của giá đỡ cao tầng và sàn
lửng có diện tích ở mỗi cao độ không hơn 40 % diện tích sàn của tầng. Diện tích của thềm
(cầu) xếp dỡ phía ngoài dùng cho phương tiện vận tải đường bộ và đường sắt không được
tính vào diện tích của tầng nhàtrong phạm vi khoang cháy.
Diện tích xây dựng được xác định theo chu vi bên ngoài của tòa nhà ở cao độ chân tường,
bao gồm cả các phần nhô ra, đường đi qua dưới tòa nhà, các phần nhà không có kết cấu
ngăn che bên ngoài.
A.1.2.2 Khối tích xây dựng của tòa nhà được xác định là tổng khối tích các phần nhà trên
mặt đất tính từ cốt ± 0,00 trở lên và phần ngầm từ cốt hoàn thiện nền sàn tầng hầm dưới
cùng lên đến cốt ±0,00.
Khối tích các phần trên mặt đất và phần ngầm của tòa nhà được tính theo kích thước từ mặt
ngoài kết cấu bao che, kể cả ô lấy sáng và thông gió của mỗi phần của tòa nhà.
A.1.2.3 Chiều cao các gian phòng tính từ mặt sàn đến mặt dưới của các bộ phận nhô ra phía
dưới trần hoặc mái không được nhỏ hơn 2,2 m. Các lối đi có người qua lại thường xuyên và
đường thoát nạn phải có chiều cao tính từ mặt sàn đến mặt dưới của các bộ phận nhô ra
của các đường ống kỹ thuật và thiết bị không nhỏ hơn 2,0 m, còn đối với các lối đi không có
người qua lại thường xuyên thìchiều cao đó phải không nhỏ hơn 1,8 m. Chiều cao thông
thủy của lối vào tòa nhà dành cho xe chữa cháy chạy qua không được nhỏ hơn 4,5 m.
A.1.2.4 Đối với tầng kỹ thuật, nếu yêu cầu công nghệ đòi hỏi phải có lối đi lại để bảo dưỡng
thiết bị kỹ thuật, đường ống kỹ thuật và các thiết bị công nghệ hỗ trợ bố trí trong đó, thì chiều
cao các lối đi này phải lựa chọn phùhợp với A.1.2.3.
A.1.2.5 Lối ra từ tầng hầm phải được bố tríngoài khu vực hoạt động của các thiết bị nâng
chuyển.
A.1.2.6 Chiều rộng của khoang đệm và khoang đệm ngăn cháy phía ngoài cửa thang máy
phải rộng hơn chiều rộng cửa ít nhất là 0,5 m (0,25 m về mỗi bên của cửa), và chiều sâu của
các khoang đệm đó không được nhỏ hơn 1,2 m đồng thời phải lớn hơn chiều rộng của cánh
cửa hoặc cổng ít nhất là 0,2 m.
Khi có lao động là người khuyết tật đi lại bằng xe lăn sử dụng, thìchiều sâu của khoang đệm
và khoang đệm ngăn cháy ít nhất phải là1,8 m, còn chiều rộng ítnhất phải là1,4 m.
A.1.2.7 Trong các gian phòng có hạng nguy hiểm cháy nổ A và B phải lắp đặt các tấm che
ngoài dễ bung.
Trong trường hợp không đủ diện tích để làm các tấm che ngoài dễ bung bằng kính thìcho
phép sử dụng những dạng vật liệu không cháy sau:
– thép, nhôm và tấm nhựa có sóng.
– ngói mềm, ngói kim loại.
– đá và vật liệu giữ nhiệt hiệu quả.
Diện tích tấm che ngoài dễ bung phải được xác định bằng tính toán. Trong trường hợp
không có số liệu tính toán thìdiện tích tấm che ngoài dễ bung phải lấy không nhỏ hơn 0,05
m2 trên 1 m3 thể tích gian phòng hạng A và không ít hơn 0,03 m2 trên 1 m3 thể tích gian
phòng hạng B.
CHÚ THÍCH 1: Nếu dùng kính có chiều dày 3, 4 hoặc 5 mm cho các tấm che ngoài dễ bung thì diện tích tương
ứng không nhỏ hơn 0,8; 1,0 và 1,5 m2. Không được dùng kính có gia cường, kính 2 lớp, 3 lớp,
stalinite và polycarbonate trong tấm che ngoài dễ bung.
CHÚ THÍCH 2: Tấm phủ dạng cuộn trên khu vực tấm che ngoài dễ bung của mái phải được bố trí thành các
mảnh có diện tích không lớn hơn 180 m2.
CHÚ THÍCH 3: Tải trọng tính toán của khối lượng tấm che ngoài dễ bung trên mái không được vượt quá 0,7
kPa.
A.1.3 Quy định về bố trí mặt bằng – không gian
A.1.3.1 Đối với các tòa nhà có chiều cao từ cốt mặt đất thiết kế đến thành gờ hoặc mặt trên
của tường chắn mái lớn hơn hoặc bằng 10 m thìcứ 40 000 m2 diện tích mặt bằng mái phải
có 1 lối lên mái, nếu diện tích mặt bằng mái chưa đủ 40 000 m2 thìvẫn phải bố trí ít nhất 1 lối
lên mái. Đối với nhà 1 tầng thìbố trílối lên mái theo thang thép hở bên ngoài, còn đối với
nhànhiều tầng thì bố trí từ buồng thang bộ.
Đối với các nhà có chiều cao từ cốt mặt đất thiết kế đến mặt sàn trên cùng không quá 30 m
và chiều cao của tầng trên cùng không đủ để bố tríbuồng thang bộ thoát ra mái, thì cho
phép bố trí một thang leo hở bằng thép để thoát nạn từ buồng thang bộ qua mái bằng thang
này.
A.1.3.2 Việc bố trí các gian phòng có hạng nguy hiểm cháy khác nhau trong cùng tòa nhà và
ngăn chia giữa chúng phải tuân thủ các yêu cầu về đường thoát nạn và lối ra thoát nạn, thiết
bị thoát khói, khoang đệm và khoang đệm ngăn cháy, buồng thang bộ và thang leo cũng như
lối ra mái được quy định trong những phần liên quan của quy chuẩn này.
Cho phép bố trí 1 tầng có chức năng làm kho hoặc phòng điều hành bên trong nhà công
nghiệp, cũng như 1 tầng có chức năng sản xuất và điều hành bên trong nhà kho nếu đảm
bảo được các yêu cầu về khoảng cách phòng cháy chống cháy nêu trong Phụ lục E và các
quy định liên quan của quy chuẩn này.
Trong các kho trung chuyển (kho ngoại quan) một tầng có bậc chịu lửa I hoặc II và cấp nguy
hiểm cháy kết cấu S0, nếu có các hành lang để thoát nạn được bao bọc bởi các vách ngăn
cháy loại 1 và có áp suất không khí dương khi xảy ra cháy thìchiều dài đoạn hành lang đó
không phải tính vào độ dài của đường thoát nạn.
A.1.3.3 Khi bố tríkho trong nhà công nghiệp thì diện tích cho phép lớn nhất của kho trong
phạm vi một khoang cháy và chiều cao của chúng (số tầng) không được vượt quá các giá trị
cho trong Bảng H.7, Phụ lục H.
Khi có các sàn giá đỡ, sàn của giá đỡ cao tầng và sàn lửng có diện tích trên mỗi cao độ vượt
quá 40 % diện tích sàn, thìdiện tích sàn được xác định như đối với nhà nhiều tầng.
A.1.3.4 Khi bố trí chung trong 1 tòa nhà hoặc 1 gian phòng các dây chuyền công nghệ có
hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ khác nhau thì phải có các giải pháp ngăn chặn sự lan
truyền của sự cháy và nổ giữa các dây chuyền đó. Hiệu quả ngăn chặn của các giải pháp đó
phải được xem xét đánh giá trong phần công nghệ của dự án. Nếu các giải pháp được lựa
chọn không đảm bảo hiệu quả ngăn chặn thìcác dây chuyền công nghệ với hạng nguy hiểm
cháy và cháy nổ khác nhau phải được bố trí trong các gian phòng riêng và được ngăn cách
phùhợp với các yêu cầu trong Phụ lục E.
A.1.3.5 Khi trong tầng hầm có bố trícác phòng có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ C1, C2
và C3 thì tầng hầm đó phải được ngăn chia thành các khoang có diện tích không quá
3 000 m2 bằng các vách ngăn cháy loại 1 với chiều dài mỗi cạnh (tính từ mép ngoài của
tường) không vượt quá 30 m.
Trong mỗi khoang như vậy phải cấu tạo ít nhất một cửa sổ có chiều rộng không nhỏ hơn
0,75 m và chiều cao không nhỏ hơn 1,2 m, nằm bên trong một hố có chiều rộng không nhỏ
hơn 0,3 m và chiều dài không nhỏ hơn 1,8 m để lắp đặt quạt thổi khói ra ngoài. Tổng diện
tích của những cửa sổ đó tối thiểu phải đạt 0,2 % của diện tích sàn. Trong những khoang có
diện tích lớn hơn 1 000 m2 phải có ít nhất 02 cửa sổ. Sàn tầng phía trên các tầng hầm đó
phải có khả năng chịu lửa ítnhất là REI 45.
Các hành lang phải có chiều rộng không nhỏ hơn 2 m dẫn trực tiếp ra ngoài hoặc qua một
buồng thang bộ không nhiễm khói. Các gian phòng phải được ngăn cách với hành lang bằng
vách ngăn cháy loại 1.
Tầng hầm có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ C1, C2 hoặc C3 mà theo yêu cầu các dây
chuyền công nghệ không thể bố trígần với tường ngoài thìphải được ngăn chia thành các
khoang cháy với diện tích không quá 1 500 m2 và được trang bị hệ thống bảo vệ chống khói
phùhợp với Phụ lục D.
A.1.3.6 Các bộ phận công trình của thềm (cầu) xếp dỡ và bộ phận bao che thềm (cầu) xếp
dỡ liền kề với các tòa nhà có bậc chịu lửa I, II, III và IV, hạng nguy hiểm cháy là S0 và S1
phải được làm bằng vật liệu không cháy.
A.1.3.7 Thềm (cầu) xếp dỡ hàng hóa và sân ga xếp dỡ phải có ít nhất là 2 thang leo hoặc
đường dốc được bố trícách xa nhau (phân tán).
A.1.3.8 Lựa chọn kết cấu và vật liệu cho nền và lớp phủ sàn nhà kho và gian phòng kho phải
tính đến các yếu tố liên quan để đảm bảo ngăn ngừa việc phát sinh ra bụi.
Bề mặt sàn ở những khu vực có nguy cơ hình thành hỗn hợp nổ khígas, bụi, chất lỏng và
các chất khác với nồng độ có thể gây ra nổ hoặc cháy khi gặp tia lửa do va đập của một vật
lên sàn hoặc hiện tượng nhiễm tĩnh điện, phải có biện pháp thích hợp để chống nhiễm tĩnh
điện và không làm phát sinh tia lửa khi bị va đập.
Những nhàkho cất chứa hàng hóa có nhiệt độ vượt 60 °С thì phải sử dụng sàn chịu nhiệt.
A.1.3.9 Chiều rộng của các nhà kho nhiều tầng, hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ B và C
không được lớn hơn 60 m.

A.1.3.10 Phòng kho trong nhà công nghiệp phải được cách li với các loại gian phòng khác
theo quy định cụ thể như dưới đây.
Các gian sản xuất, gian kỹ thuật và gian kho (nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F5) có
hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ C1 đến C3 được đặt trong nhà ở và nhà công cộng, nếu
không có quy định gìkhác thìít nhất phải được ngăn cách với các gian phòng và hành lang
khác như sau:
– Với nhà có bậc chịu lửa I ngăn cách bằng vách ngăn cháy loại 1 và sàn ngăn cháy
không kém hơn loại 2.
– Với nhà có bậc chịu lửa II, III, IV ngăn cách bằng vách ngăn cháy loại 1 và sàn ngăn
cháy không kém hơn loại 3.
Không cho phép đặt gian phòng kho, gian sản xuất, phòng thínghiệm, v.v. có hạng nguy
hiểm cháy và cháy nổ C1, C2 và C3 hoặc cao hơn trong tòa nhà khác dự kiến có từ 50
người sử dụng đồng thời trở lên.
Các gian phòng sản xuất, phòng kỹ thuật và phòng kho có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ
C4, đặt trong nhà ở hoặc nhà công cộng thì phải được ngăn cách với các phòng khác và
hành lang bằng các vách ngăn cháy không kém hơn loại 2.
Các gian kho có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ C1, C2 và C3 trong nhà công nghiệp phải
được ngăn cách với các khu vực khác bằng vách ngăn cháy loại 1 và sàn ngăn cháy không
kém hơn loại 3. Đối với các kho cất trữ hàng bằng giá đỡ cao tầng phải ngăn cách bằng
tường ngăn cháy loại 1 và sàn ngăn cháy loại 1. Những gian phòng kho như vậy, nếu cất giữ
thành phẩm có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ C1, C2 và C3 đặt trong nhà công nghiệp thì
phải có tường bao ngoài.
A.1.3.11 Kho cất giữ hàng có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ C trên giá đỡ cao tầng phải
được bố trítrong nhà 1 tầng có bậc chịu lửa I đến IV và cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà
S0.
Các giá đỡ hàng phải có sàn đỡ nằm ngang, đặc và làm từ vật liệu không cháy đặt cách
nhau không quá 4 m theo chiều cao.
A.1.3.12 Khi chia một gian kho chứa hàng hóa có cùng mức độ nguy hiểm cháy như nhau
bằng các vách ngăn theo điều kiện công nghệ hoặc vệ sinh, thìphải nêu rõ các yêu cầu đối
với những vách ngăn đó trong phần thuyết minh công nghệ của dự án.
A.1.3.13 Các lỗ cửa sổ của nhà kho phải được đặt thêm tấm cửa mở lật lên trên với tổng
diện tích xác định theo tính toán đảm bảo thoát khói khi cócháy.
Trong gian phòng lưu trữ cho phép không cần lắp đặt ô cửa sổ nếu đã có hệ thống thoát khói
được tính toán phùhợp với yêu cầu trong Phụ lục D.
A.2 Các quy định đối với nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.2, F4.3
và nhà hỗn hợp có chiều cao từ 50 m đến 150 m
A.2.1 Các nhà thuộc các nhóm này có bậc chịu lửa tối thiểu là bậc I.
A.2.2 Nhà phải được phân chia thành các khoang cháy theo chiều cao, với chiều cao mỗi
khoang cháy không lớn hơn 50 m. Các khoang cháy được ngăn cách với nhau bằng các
tường ngăn cháy và sàn ngăn cháy hoặc bằng các tầng kỹ thuật. Tầng kỹ thuật được ngăn
cách bằng các sàn ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn REI 90. Giới hạn chịu lửa
của các tường ngăn cháy và sàn ngăn cháy này lấy theo quy định tại A.2.24.
Mỗi đơn nguyên hoặc một khoang cháy (khi không phân thành đơn nguyên) phải có hệ thống
bảo vệ chống cháy hoạt động độc lập và có phòng phương tiện chữa cháy ban đầu.
A.2.3 Đối với phần nhà ở độ cao từ 50 m trở lên thìdiện tích cho phép lớn nhất của một tầng
nhà trong phạm vi một khoang cháy không được lớn hơn 2 200 m2. Tường và vách ngăn
giữa các đơn nguyên phải có giới hạn chịu lửa tương ứng không thấp hơn quy định tại
A.2.24.
A.2.4 Các gian phòng tập trung đông người có số chỗ ngồi cố định từ 300 đến 600 chỗ –
không được đặt ở độ cao trên 15 m; số chỗ ngồi cố định từ 150 đến 300 chỗ – không được
đặt ở độ cao trên 40 m, và với số chỗ ngồi cố định từ 100 đến 150 chỗ – không được đặt ở
độ cao trên 50 m. Các gian phòng công cộng đặt ở độ cao trên 50 m thì số chỗ ngồi cố định
không được vượt quá 100.
A.2.5 Nhà có bố trí các quán ăn, quán giải khát và các gian phòng công cộng nhóm F3.2 và
F3.6, nằm ở độ cao trên 50 m mà số người có mặt cùng một lúc trong mỗi gian phòng đó,
tính theo Bảng G.9 (Phụ lục G), vượt quá 50 người thìkhoảng cách từ lối ra thoát nạn của
các gian phòng đến buồng thang bộ không nhiễm khói gần nhất không được vượt quá20 m.
CHÚ THÍCH: Đối với các tầng nhà nằm ở độ cao trên 50 m không có hành lang được bao bọc bằng các bộ
phận ngăn cháy theo quy định trong A.2.24 thì khoảng cách di chuyển đến cửa của buồng thang
bộ không nhiễm khói phải được tính từ điểm xa nhất của gian phòng.
Mái nhà được sử dụng để bố trí các quán ăn, quán giải khát, hoặc các diện tích dùng cho
ngắm cảnh, dạo chơi, trong đó có số người cùng một lúc, tính theo Bảng G.9 (Phụ lục G),
vượt quá 50 người thìkhu vực đó phải có không ít hơn 2 lối ra thoát nạn.
A.2.6 Các gian phòng tập trung đông người, với số lượng người có mặt đồng thời có thể lớn
hơn 500 người, thì gian phòng đó phải được ngăn cách với các gian phòng khác bằng các
tường và sàn ngăn cháy có giới hạn chịu lửa theo quy định tại A.2.24. Khoảng cách từ lối ra
thoát nạn của các phòng này đến buồng thang bộ không nhiễm khói gần nhất không được
vượt quá 20 m.
A.2.7 Các gian phòng có người tàn tật sinh hoạt thường xuyên không được đặt cao hơn tầng
2, nếu có người tàn tật dùng xe lăn thì không được đặt cao hơn tầng 1.
Trường hợp người tàn tật sinh hoạt ở các tầng cao hơn phải có các giải pháp bổ sung, đảm
bảo khả năng cho người tàn tật di chuyển an toàn tới lối ra thoát nạn hoặc tới được gian lánh
nạn khi có cháy xảy ra. Giải pháp bổ sung phải được lýgiải bằng tính toán trên cơ sở các tài
liệu chuẩn hiện hành được áp dụng.
A.2.8 Không cho phép bố trí các gian phòng kho, lưu trữ sách báo và các vật dụng dễ cháy
và có diện tích lớn hơn 50 m2 ở độ cao trên 50 m, cũng như đặt dưới hoặc liền kề các gian
phòng, ở đó có số người tính theo Bảng G.9 (Phụ lục G) nhiều hơn 50 người.
A.2.9 Không cho phép bố trí các gian phòng có nguy hiểm cháy nổ (hạng A hoặc B) trong
phạm vi ngôi nhà.
A.2.10 Các trạm biến áp chỉ cho phép đặt ở tầng một, tầng nửa hầm và tầng hầm đầu tiên.
Các trạm biến áp phải được ngăn cách bằng các bộ phận ngăn cháy có giới hạn chịu lửa
theo quy định tại A.2.24.
A.2.11 Các sảnh thang máy phải được ngăn cách với các hành lang và các phòng bên cạnh
bằng các vách ngăn cháy có giới hạn chịu lửa theo quy định tại A.2.24.
Vật liệu của các bộ phận cabin thang máy phải được cấu tạo như thang máy chữa cháy.
A.2.12 Phải bố trí thang máy chữa cháy trong các giếng thang riêng biệt, có sảnh thang máy
độc lập. Lối ra từ thang máy này đi ra ngoài nhà không được bố trí đi qua sảnh chung.
Số lượng thang máy chữa cháy cho mỗi khoang cháy phải được tính toán đủ để khoảng
cách từ vị trí các thang máy đó đến một điểm bất kỳ trên mặt bằng tầng mà nó phục vụ
không vượt quá 45 m.
Các cấu kiện bao bọc cabin thang máy chữa cháy (tường, sàn, trần, cửa) phải được làm từ
vật liệu không cháy hoặc từ nhóm vật liệu Ch1.
Vật liệu ốp lát hoàn thiện bề mặt các cấu kiện bao bọc cabin áp dụng như cho các gian
phòng theo quy định tại A.2.25.
A.2.13 Giới hạn chịu lửa của kết cấu giếng thang máy và buồng máy của thang máy lấy theo
quy định tại A.2.24.
A.2.14 Các hành lang phải được phân chia thành các khoang ngăn cách nhau bằng vách
ngăn cháy loại 1. Cửa ngăn cháy lắp đặt trên các vách ngăn cháy này phải có cơ cấu tự
đóng và các khe cửa phải được che kín (trừ phần chân). Chiều dài mỗi khoang hành lang
phải đảm bảo như sau:
– Đối với khối căn hộ: không quá 30 m.
– Đối với khối nhà không phải là căn hộ: không quá 60 m.
A.2.15 Tất cả các buồng thang bộ không nhiễm khói của nhà phải có lối ra bên ngoài trực
tiếp tại tầng 1, đồng thời phải có lối ra lên mái nhà, qua cửa ngăn cháy loại 1.
A.2.16 Đường thoát nạn phải được tính toán với số lượng người trong nhà hoặc trong gian
phòng tăng lên so với số lượng thiết kế là 1,25 lần (trừ các gian phòng trình diễn và các gian
phòng khác đã có số lượng chỗ ngồi quy định).
A.2.17 Nếu trong cùng một thời điểm các khu vực của nhà hoặc của tầng được sử dụng bởi
nhiều đối tượng người sử dụng khác nhau hoặc cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau thì
các yêu cầu về thoát nạn cho toàn bộ nhà hoặc tầng nhà đó phải được tính toán trên cơ sở
chức năng hoặc mục đích sử dụng có yêu cầu về thoát nạn khắt khe nhất hoặc phải xác định
riêng các yêu cầu về thoát nạn cho từng khu vực của nhà.
A.2.18 Nếu nhà, tầng nhà hoặc một phần của nhà được sử dụng cho nhiều mục đích với các
hoạt động khác nhau tại nhiều thời điểm khác nhau thìphải áp dụng chức năng hoặc
mục đích sử dụng liên quan đến số lượng người lớn nhất để làm cơ sở xác định các yêu cầu về
thoát nạn theo quy chuẩn quốc gia PCCC.
A.2.19 Khi cửa ra vào của các căn hộ hoặc gian phòng bố trítrên hành lang cụt thìkhoảng
cách từ cửa đó đến lối ra thoát nạn gần nhất không được vượt quá 12 m. Khi cửa được bố
tríở giữa các buồng thang bộ không nhiễm khói thì khoảng cách này không được vượt quá
20 m theo quy chuẩn quốc gia PCCC.
A.2.20 Nhà có chiều cao trên 100 m phải bố trítầng lánh nạn, trên tầng lánh nạn phải bố trí
gian lánh nạn, phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Tầng lánh nạn cách nhau không quá 20 tầng. Không cho phép bố trí các căn hộ hoặc một
phần căn hộ trên tầng lánh nạn.
CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng tầng kỹ thuật hoặc một phần tầng kỹ thuật làm gian lánh nạn khi đáp ứng các quy
định tại khoản b), c), d), e) f), g) của điều A.2.20.
b) Các gian lánh nạn bố tríở tầng lánh nạn, phải được bảo vệ bằng bộ phận ngăn cháy có
giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn REI 150. Không cho phép sử dụng diện tích gian lánh nạn
vào các mục đích khác. Các đồ dùng hoặc thiết bị đặt trong gian lánh nạn phải được làm
bằng vật liệu không cháy theo quy chuẩn quốc gia PCCC.
c) Gian lánh nạn phải có diện tích với định mức 0,3 m2/người, đảm bảo đủ chứa tổng số
người như liệt kê dưới đây:
– Số người của tầng có gian lánh nạn.
– Một nửa tổng số người của tất cả các tầng phía trên tính từ tầng có gian lánh nạn đến
tầng có gian lánh nạn tiếp theo; một nửa tổng số người của tất cả các tầng phía trên đối với
tầng có gian lánh nạn trên cùng.
– Một nửa tổng số người của tất cả các tầng phía dưới tính từ tầng có gian lánh nạn đến
tầng có các gian lánh nạn tiếp theo; một nửa tổng số người của tất cả các tầng phía dưới đối
với tầng có gian lánh nạn dưới cùng theo quy chuẩn quốc gia PCCC.
d) Gian lánh nạn phải được thông gió tự nhiên qua các ô thông tường cố định bố trítrên hai
tường ngoài (ô thông gió) đảm bảo các yêu cầu:
– Tổng diện tích các ô thông gió ít nhất phải bằng 25 % diện tích gian lánh nạn;
– Chiều cao nhỏ nhất của các ô thông gió (tính từ cạnh dưới đến cạnh trên) không được
nhỏ hơn 1,2 m;
– Các ô thông gió cho gian lánh nạn phải được bố trícách ít nhất 1,5 m theo phương
ngang và 3,0 m theo phương đứng tính từ các ô thông tường không được bảo vệ khác nằm
ngang bằng hoặc phía dưới nó. Nếu các ô thông gió cho gian lánh nạn có tổng diện tích
không nhỏ hơn 50 % diện tích gian lánh nạn thìkhoảng cách theo phương đứng được phép
giảm xuống đến 1,5 m theo quy chuẩn quốc gia PCCC.
e) Tất cả các trang bị, dụng cụ đặt trong gian lánh nạn phải được làm bằng vật liệu không
cháy theo quy chuẩn quốc gia PCCC.
f) Gian lánh nạn phải có cửa thông với buồng thang không nhiễm khói và phải có cửa ra
thang máy chữa cháy theo quy chuẩn quốc gia PCCC.
g) Gian lánh nạn phải có trang thiết bị chống cháy riêng gồm: họng nước chữa cháy trong
nhà, hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, chiếu sáng sự cố, điện thoại liên lạc với bên
ngoài, hệ thống truyền thanh chỉ dẫn thoát nạn…
h) Phía trong buồng thang bộ thoát nạn và trên mặt ngoài của tường buồng thang bộ thoát
nạn ở vị trítầng lánh nạn phải có biển thông báo với nội dung “GIAN LÁNH NẠN/FIRE
EMERGENCY HOLDING AREA” đặt ở chiều cao 1 500 mm tính từ mặt nền hoàn thiện của
chiếu tới hoặc sàn tầng lánh nạn. Chiều cao chữ trên biển thông báo không được nhỏ hơn
50 mm.
CHÚ THÍCH: Bên cạnh việc trình bày bằng tiếng Việt và tiếng Anh, nội dung biển thông báo có thể được trình
bày thêm bằng các ngôn ngữ khác tùy thuộc đặc điểm người sử dụng phổ biến trong nhà theo quy chuẩn quốc gia PCCC.
i) Cho phép phần diện tích gian lánh nạn không được tính vào chỉ tiêu hệ số sử dụng đất và
diện tích sàn xây dựng của công trình theo quy chuẩn quốc gia PCCC.
A.2.21 Bố trí đường cho xe chữa cháy và bãi đỗ xe chữa cháy theo quy định trong 6.2.
A.2.22 Nhà phải có các phòng bảo quản các phương tiện chữa cháy tại chỗ được trang bị
theo quy định hiện hành, bố tríở các tầng dưới của mỗi khoang cháy theo chiều cao. Tại
tầng 1, phòng phương tiện chữa cháy ban đầu của nhà phải được bố tríliền kề với phòng
lắp đặt trung tâm điều khiển hệ thống bảo vệ chống cháy. Tại các các khoang cháy phía trên
phải bố trí phòng phương tiện chữa cháy ban đầu cách buồng thang bộ không nhiễm khói
hoặc thang máy chữa cháy không quá 30 m theo quy chuẩn quốc gia PCCC.
A.2.23 Để ngăn chặn cháy lan theo mặt đứng phía ngoài nhà qua các sàn ngăn cháy phải có
giải pháp đảm bảo chống lan truyền các sản phẩm của đám cháy tại cao trình này.
CHÚ THÍCH: Việc ngăn chặn cháy lan có thể thực hiên bằng cách cấu tạo mái đua bằng vật liệu không cháy
bao quanh chu vi nhàvới chiều rộng không nhỏ hơn 1 m tại cao trình của sàn ngăn cháy.
A.2.24 Yêu cầu chịu lửa của kết cấu và bộ phận nhà
A.2.24.1 Giới hạn chịu lửa của các cấu kiện xây dựng phải không được thấp hơn các giá trị
quy định cho trong Bảng A.1 theo quy chuẩn quốc gia PCCC.
A.2.24.2 Giới hạn chịu lửa của các cửa đi, cửa nắp và các tấm bịt lỗ thông trên các cấu kiện
xây dựng có yêu cầu về khả năng chịu lửa theo quy định tại Bảng A.1 phải đảm bảo như sau:
– Không nhỏ hơn EI 90 nếu cấu kiện xây dựng tương ứng có giới hạn chịu lửa REI 90
hoặc EI 90 trở lên.
– Không nhỏ hơn EI 60 cho các trường hợp còn lại.
A.2.24.3 Các cửa đi của sảnh thang máy và cửa đi của gian máy của thang máy phải là các
cửa không lọt khí, khói.
A.2.24.4 Ở các giếng kỹ thuật, chỉ dùng để đi các đường ống cấp và thoát nước với các ống
được chế tạo từ vật liệu không cháy, thì cho phép dùng các cửa, van ngăn cháy loại 2 (EI
30).
Bảng A.1 – Quy định giới hạn chịu lửa tối thiểu của các cấu kiện xây dựng cho nhà
hỗn hợp (từ 50 m đến 150 m) theo quy chuẩn quốc gia PCCC.

 

STT Tên cấu kiện Giới hạn tối thiểu
Cho nhà cao đến 100 m Cho nhà cao trên 100 m
R E I R E I
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
1 Tường chịu lực
1.1 Tường ngoài 120 60 KQĐ 180 60 KQĐ
1.2 Tường trong nhà 120 Theo

mục 5

Theo

mục 5

180 Theo

mục 5

Theo mục 5
1.3 Tường ngăn cháy 150 150 150 180 180 180
2 Cột 120 KQĐ KQĐ 180 KQĐ KQĐ
3 Tường tự chịu lực
3.1 Tường ngoài 90 60 KQĐ 90 60 KQĐ
3.2 Tường trong nhà 90 Theo

mục 5

Theo

mục 5

90 Theo

mục 5

Theo mục 5
3.3 Tường ngăn cháy 150 150 150 180 180 180
4 Tường ngoài không chịu

lực (làm bằng các tấm

treo)

KQĐ 60 KQĐ KQĐ 60 KQĐ
5 Tường trong nhà không

chịu lực (các vách ngăn)

5.1 Tường    ngăn    giữa    các

phòng ở khách sạn, các

phòng văn phòng và các

phòng tương tự

KQĐ 60 60 KQĐ 60 60
5.2 Tường    ngăn    cách    các

gian     phòng     với     sảnh

thông    tầng;    ngăn giữa

hành lang và các phòng ở

khách sạn, các phòng văn

phòng     và    các     phòng

tương tự

KQĐ 60 60 KQĐ 60 60
5.3 Tường    ngăn    cách    các

gian phòng cho máy phát

điện sự cố và cho trạm

điện điêzen

KQĐ 120 120 KQĐ 180 180
5.4 Tường    ngăn    cách    các

gian bán hàng có diện tích

2

lớn hơn 2 000 m và ngăn

cách các gian phòng tập

KQĐ 120 120 KQĐ 180 180

Bảng A.1 (tiếp theo) theo quy chuẩn quốc gia PCCC

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
trung đông người, có số
người đồng thời có mặt

lớn hơn 500 người

5.5 Tường ngăn cách giữa

các căn hộ với nhau và

ngăn cách giữa các căn

hộ với hành lang và với

các gian phòng khác

KQĐ 120 120 KQĐ 120 120
5.6 Tường ngăn cách các

sảnh thang máy

KQĐ 60 60 KQĐ 60 60
5.7 Tường ngăn cách các

khoang đệm, sảnh của

thang máy chữa cháy

KQĐ 120 120 KQĐ 180 180
5.8 Tường ngăn cách giữa

phòng tắm hơi trong nhà

với các gian phòng khác

KQĐ 60 60 KQĐ 60 60
5.9 Tường ngăn cách các

gian phòng của các cơ sở

dịch vụ đời sống, có diện

2

tích lớn hơn 300 m , trong

đó có sử dụng các chất

dễ bắt cháy

KQĐ 60 60 KQĐ 60 60
5.10 Tường ngăn cách các

gian phòng lưu trữ, kho

sách báo và tương tự

KQĐ 120 120 KQĐ 180 180
5.11 Tường vách ngăn cách

gian phòng của trạm biến

áp

KQĐ 60 60 KQĐ 60 60
6 Tường của buồng thang

bộ

6.1 Tường trong nhà 120 120 120 180 180 180
6.2 Tường ngoài 120 60 KQĐ 180 60 KQĐ
7 Các bộ phận trong buồng

thang bộ (chiếu thang,

dầm thang, bản thang)

60 KQĐ KQĐ 60 KQĐ KQĐ
8 Các bộ phận của cấu kiện

sàn

8.1 Sàn giữa các tầng và sàn

của tầng áp mái

– Dầm, sườn, khung, giàn 120 KQĐ KQĐ 180 KQĐ KQĐ
– Bản sàn 120 120 120 150 150 150

Bảng A.1( Kết thúc) theo quy chuẩn quốc gia PCCC

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
8.2 Sàn giữa các tàng và sàn
của tầng áp mái, nằm trên

và nằm dưới các gian

phòng nêu tại mục 5.3 và

5.4 của Bảng này

– Dầm, sườn, khung, giàn 120 KQĐ KQĐ 180 KQĐ KQĐ
– Bản sàn 120 120 120 180 180 180
8.3 Sàn ngăn cháy 150 150 150 180 180 180
9 Các bộ phận của mái
9.1 Mái có sử dụng cho việc

thoát nạn, cứu nạn

– Dầm, sườn, khung, giàn 120 KQĐ KQĐ 120 KQĐ KQĐ
– Bản mái 60 60 60 60 60 60
9.2 Mái ở các khu vực khác
– Dầm, sườn, khung, giàn 30 KQĐ KQĐ 30 KQĐ KQĐ
– Bản mái 30 30 KQĐ 30 30 KQĐ
10 Kết cấu các giếng và

kênh dẫn

10.1 Giếng thang máy 90 90 90 90 90 90
10.3 Giếng    đường    ống    kỹ

thuật, kênh dẫn và hộp kỹ

thuật

60 60 60 60 60 60
10.2 Giếng thang máy chữa

cháy

120 120 120 120 120 120
CHÚ THÍCH: KQĐ: không quy định.

A.2.25 Quy định về sử dụng vật liệu theo tính nguy hiểm cháy
A.2.25.1 Vật liệu lợp, phủ mái phải là vật liệu không cháy. Trường hợp mái có lớp phủ chống
thấm là vật liệu cháy được thì phía trên lớp vật liệu đó phải được phủ bằng vật liệu không
cháy có chiều dày không nhỏ hơn 50 mm.
A.2.25.2 Lớp hoàn thiện tường, trần và lớp phủ sàn trên đường thoát nạn (hành lang, tiền
sảnh, phòng chờ), cũng như ở các tầng kỹ thuật phải được làm từ vật liệu không cháy.
A.2.25.3 Trong các gian phòng lớn, không cho phép hoàn thiện tường, trần và trang trítrần
treo bằng các vật liệu có tính nguy hiểm cháy cao hơn Ch1, BC1, SK2, ĐT2, và không cho
phép phủ sàn bằng các vật liệu có tính nguy hiểm cháy cao hơn BC2, LT1, SK2, ĐT2 theo quy chuẩn quốc gia PCCC.
A.2.25.4 Trong các phòng khách sạn và các phòng ngủ của nhà hỗn hợp không cho phép
hoàn thiện tường, trần và trang trítrần treo bằng các vật liệu có tính nguy hiểm cháy cao hơn
Ch2, BC2, SK3, ĐT2, và không cho phép phủ sàn bằng các vật liệu có tính nguy hiểm cháy
cao hơn BC2, LT2, SK3, ĐT2 theo quy chuẩn quốc gia PCCC.
A.2.25.5 Trong các gian phòng lớn, có chỗ ngồi cho khán giả với số lượng lớn hơn 50 chỗ,
các bộ phận của ghế tựa mềm, mành rèm, màn che không được làm từ các vật liệu dễ bắt
cháy (nhóm BC3). Trong các gian phòng này, không phụ thuộc vào số chỗ ngồi, các ghế
ngồi không được làm từ vật liệu có độc tính cao hơn ĐT2 theo quy chuẩn quốc gia PCCC.
Các sản phẩm vải, sợi dùng cho trang trínội thất không được làm từ vật liệu thuộc nhóm dễ
bắt cháy (BC3).
A.2.26 Trang thiết bị báo cháy, chữa cháy, cứu nạn theo quy chuẩn quốc gia PCCC.
A.2.26.1 Nhà phải được trang bị hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ; phải được bố trí
các chuông báo cháy tự động ở tất cả các khu vực, bao gồm: các căn hộ, các phòng văn
phòng, các hành lang, sảnh thang máy, phòng chờ sảnh chung, các phòng kỹ thuật thường
xuyên có người làm việc…), trừ các gian phòng có điều kiện môi trường sử dụng bình
thường luôn ẩm ướt.
A.2.26.2 Nhà phải được trang bị hệ thống loa truyền thanh và điều khiển thoát nạn
theo quy chuẩn quốc gia PCCC.
A.2.27 Cấp nước chữa cháy theo quy chuẩn quốc gia PCCC
A.2.27.1 Hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà (mạng đường ống và hệ thiết bị) phải thiết
kế riêng biệt, có trạm bơm được bố tríđộc lập với các phòng có chức năng khác.
A.2.27.2 Lưu lượng nước chữa cháy trong nhà cho từng khoang cháy phải đủ cho 4 tia phun
chữa cháy, lưu lượng nước mỗi tia phun không nhỏ hơn 2,5 l/s.
A.2.27.3 Trong các khoang cháy có các gian phòng công cộng, cho phép bố trícác họng
nước chữa cháy có lưu lượng không nhỏ hơn 2,5 l/s, với điều kiện phải có các ống đứng
đảm bảo cung cấp cho các họng nước đạt lưu lượng 5 l/s.
A.2.27.4 Phải bố trí2 ống nối có các đầu nối đường kính phù hợp để đấu nối hệ thống cấp
nước chữa cháy trong nhà và các thiết bị chữa cháy tự động với các phương tiện chữa cháy
di chuyển ở ngoài nhà.
Phải có các van chặn và van một chiều ở bên trong nhà để điều chỉnh lượng nước chữa
cháy cấp vào hệ thống. Các đầu nối đưa ra phía ngoài nhà phải được đặt tại các vị tríthuận
tiện cho xe chữa cháy tiếp cận và phải được kýhiệu bằng các chỉ dẫn rõ ràng dễ đọc.
A.2.27.5 Việc bố trí các đầu phun của hệ thống chữa cháy tự động bằng nước cho các gian
phòng, sảnh, đường thoát nạn và các bộ phận khác phải đảm bảo, bảo vệ được các lỗ cửa
sổ (từ phía ngoài hoặc từ phía trong của gian phòng) và các ô cửa đi của các căn hộ, các
gian phòng văn phòng và các gian phòng khác, mà các cửa đó mở vào hành lang.
A.2.27.6 Cường độ phun đối với các hệ thống chữa cháy tự động không được thấp hơn
0,08 l/(s.m2).
A.2.27.7 Đối với hệ thống chữa cháy sprinkler, lưu lượng nước phải đảm bảo không thấp
hơn 10 l/s.
A.2.27.8 Trong các khoang đệm buồng của thang bộ không nhiễm khói phải bố trícác họng
chờ cấp nước D65 dành cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp (của hệ thống ống khô). Ở
tầng 1 các đường ống này phải có các ống nối để đấu nối với các bơm áp lực cao của các
xe chữa cháy.

A.2.28 Hệ thống điện
A.2.28.1 Điện cấp cho các hệ thống thiết bị kỹ thuật nêu dưới đây phải đảm bảo duy trìsự
làm việc của các thiết bị đó trong thời gian không ít hơn 3 h kể từ khi có cháy và phải được
lấy từ 3 nguồn cấp độc lập theo quy chuẩn quốc gia PCCC:
– Thang máy chữa cháy.
– Các thiết bị của hệ thống bảo vệ chống cháy.
– Hệ thống báo cháy tự động và hướng dẫn thoát nạn.
– Các thiết bị của hệ thống chữa cháy tự động và cấp nước chữa cháy.
– Các thiết bị bảo vệ chống cháy cho hệ thống thiết bị kỹ thuật.
– Các trang thiết bị phục vụ cứu hộ – cứu nạn.
A.2.28.2 Các cáp điện từ trạm biến áp và từ nguồn cấp độc lập đến các thiết bị phân phối
đầu vào ở mỗi khoang cháy phải được đặt trong các kênh (hộp) riêng biệt với khả năng chịu
lửa theo quy định tại A.2.24, hoặc phải là các cáp có khả năng chịu lửa.
A.2.28.3 Ở các thiết bị phân phối đầu vào của mỗi khoang cháy phải có thiết bị ngắt bảo vệ
và được xử lýbảo vệ chống cháy.
A.2.28.4 Ở các tủ phân phối của tầng, và ở các bảng điện của các căn hộ đều phải có thiết
bị ngắt bảo vệ. Cấu tạo kết cấu của các tủ này phải đảm bảo loại trừ được khả năng lan
cháy ra ngoài phạm vi tủ.
A.2.28.5 Ở các vị trícác cáp và dây dẫn xuyên qua các cấu kiện xây dựng có yêu cầu khả
năng chịu lửa thìliên kết chèn khe hở của cáp phải có giới hạn chịu lửa không thấp hơn giới
hạn chịu lửa của cấu kiện mà cáp và dây xuyên qua.
A.2.28.6 Các đèn chiếu sáng thoát nạn phải đảm bảo duy trì hoạt động trong điều kiện nhiệt
độ cao.
A.2.28.7 Cáp (dây) dẫn điện từ tủ phân phối của tầng đến các gian phòng, phải được đi
trong các kênh dẫn hoặc trong các cấu kiện xây dựng làm từ vật liệu không cháy.
A.2.28.8 Việc đấu nối dây điện từ thiết bị phân phối đầu vào đến các hệ thống bảo vệ chống
cháy (thiết bị điện của hệ thống chữa cháy, báo cháy, hút xả khói, chiếu sáng thoát nạn…)
phải được thực hiện bằng các cáp có khả năng chịu lửa, có lớp khoáng cách điện, có giới
hạn chịu lửa không thấp hơn 120 phút.
A.2.29 Hệ thống thông gió và bảo vệ chống khói
A.2.29.1 Các nhóm gian phòng với công năng khác nhau đặt trong phạm vi của cùng một
khoang cháy phải có hệ thống thông gió, điều hòa và sưởi ấm không khí hoạt động độc lập.
A.2.29.2 Gian phòng đặt thiết bị thông gió phải đặt trong phạm vi khoang cháy mà thiết bị đó
phục vụ, cho phép đặt trong một gian phòng chung thiết bị thông gió của các hệ thống phục
vụ cho các khoang cháy khác nhau, trừ các trường hợp sau đây:
– Thiết bị của các hệ thống cấp khí vào, từ sự tuần hoàn lại của không khí, phục vụ cho
các gian phòng có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ C1 đến C3, không được đặt cùng với
thiết bị của các hệ thống dùng cho các gian phòng có hạng nguy hiểm cháy nổ khác.
– Thiết bị của các hệ thống cấp khí vào, phục vụ cho các phòng ở, không được đặt cùng
với thiết bị của hệ thống cấp khí vào, phục vụ cho các gian phòng dùng trong dịch vụ đời
sống, cũng như cùng với thiết bị của các hệ thống xả khí ra.
– Thiết bị của hệ thống xả khí ra (đẩy không khícó mùi khó chịu ra ngoài, từ các phòng
hút thuốc, vệ sinh,…), không đặt cùng với thiết bị của các hệ thống cấp khí vào.
– Thiết bị của các hệ thống hút xả cục bộ các hỗn hợp nguy hiểm nổ, không đặt cùng với
thiết bị của các hệ thống khác.
A.2.29.3 Không cho phép các hệ thống thông gió phục vụ cho các khoang cháy khác nhau
sử dụng chung thiết bị tiếp nhận không khí bên ngoài (các miệng hút). Khoảng cách theo
phương ngang giữa các miệng hút không khí bố trí ở các khoang cháy liền kề nhau không
được nhỏ hơn 3 m.
A.2.29.4 Khoảng cách theo phương ngang giữa các thiết bị tiếp nhận không khíbên ngoài
(miệng hút) và miệng phun của cùng một hệ thống xả khí lắp trên một mặt đứng ngoài nhà
phải đảm bảo không nhỏ hơn 10 m. Nếu không đảm bảo khoảng cách theo phương ngang
thìphải đảm bảo khoảng cách theo phương đứng không nhỏ hơn 6 m.
A.2.29.5 Các ống dẫn khí và các đường ống của mọi hệ thống nằm trong phạm vi khoang
cháy mà chúng phục vụ phải đảm bảo một trong những quy định sau:
– Làm từ vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa không thấp hơn EI 15, với điều kiện
đường ống phải được đặt trong một giếng chung, với kết cấu bao quanh giếng có giới hạn
chịu lửa không thấp hơn REI 120, và phải có các van ngăn cháy tại các vị trí đường ống
xuyên qua các kết cấu bao quanh giếng đó.
– Làm từ vật liệu không cháy và có các van ngăn cháy ở tất cả các vị trí mà đường ống
xuyên qua các tường, vách và sàn có yêu cầu về khả năng chịu lửa. Phần ống nằm bên
ngoài khoang cháy mà chúng phục vụ, tính từ các bộ phận ngăn cháy trên biên của khoang
cháy đó, phải có giới hạn lửa không nhỏ hơn EI 180.
A.2.29.6 Khi bố trícác ống dẫn khí và các đường ống của mọi hệ thống phục vụ cho các
khoang cháy khác nhau trong một kênh hoặc giếng chung thìkết cấu bao quanh của kênh
hoặc giếng đó phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn REI 180 và cấu tạo của các đường
ống đó phải đảm bảo các quy định sau:
– Có giới hạn chịu lửa không thấp hơn EI 60 khi đường ống nằm trong khoang cháy mà nó
phục vụ và có lắp đặt các van ngăn cháy tại các vị trí mà đường ống xuyên qua kết cấu bao
quanh kênh và giếng.
– Có giới hạn chịu lửa không thấp hơn EI 60 khi đường ống nằm bên ngoài khoang cháy
mà nó phục vụ, và có lắp đặt các van ngăn cháy tại các vị trí mà đường ống xuyên qua các
sàn ngăn cháy nằm ở biên các khoang cháy.
A.2.29.7 Các ống dẫn khí có quy định yêu cầu về khả năng chịu lửa phải được làm từ vật
liệu không cháy, có chiều dày không nhỏ hơn 0,8 mm và phải có bộ phận bù dãn nở nhiệt
dọc trục. Việc chèn đệm các mối nối của các ống dẫn khíphải được thực hiện bằng các vật
liệu không cháy.

A.2.29.8 Các van ngăn cháy phải có thiết bị dẫn động điều khiển từ xa và tự động. Không
cho phép sử dụng các van ngăn cháy với bộ dẫn động bằng các phần tử nhiệt. Giới hạn chịu
lửa của các van chặn lửa phải đảm bảo các quy định sau theo quy chuẩn quốc gia PCCC:
– Không thấp hơn EI 90, khi bộ phận ngăn cháy tương ứng có giới hạn chịu lửa REI 120
hoặc cao hơn.
– Không thấp hơn EI 60, khi bộ phận ngăn cháy tương ứng có giới hạn chịu lửa REI 60.
A.2.29.9 Hệ thống hút xả khói ra ngoài phải đảm bảo các quy định sau:
– Giới hạn chịu lửa của các quạt hút phải đáp ứng được yêu cầu làm việc theo nhiệt độ
tính toán của dòng khí.
– Các ống dẫn khívà kênh dẫn làm từ vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa không thấp
hơn:
– EI 180 – đối với các ống dẫn khívà các kênh dẫn nằm bên ngoài khoang cháy mà
chúng phục vụ.
– EI 120 – Đối với các ống dẫn khí thẳng đứng và các kênh dẫn nằm trong phạm vi
khoang cháy mà chúng phục vụ.
– Các van ngăn khói phải có thiết bị dẫn động điều khiển từ xa và tự động, có giới hạn
chịu lửa không thấp hơn:
– EI 60 – đối với các gian để xe ô tô và các hành lang cách ly của gara kín.
– EI 45 – đối với các phòng có mặt đồng thời 50 người trở lên, tính theo Bảng G.9 (Phụ
lục G), trong một khoảng thời gian nhất định và đối với các sảnh thông tầng.
– EI 30 – đối với các hành lang, sảnh, hành lang bên.
A.2.29.10 Các quạt dùng để đẩy các sản phẩm cháy ra ngoài phải được đặt trong các gian
phòng riêng biệt, được bao bọc bằng các vách ngăn cháy loại 1, được thông gió đảm bảo
trong trường hợp có cháy nhiệt độ không khí trong phòng không vượt quá 60 oC.
A.2.29.11 Các giếng bao bọc đường ống của hệ thống cấp không khí vào để bảo vệ chống
khói phải có giới hạn chịu lửa không thấp hơn giới hạn chịu lửa của các sàn mà nó cắt qua.
Giới hạn chịu lửa yêu cầu của các ống dẫn khícủa hệ thống cấp khívào này phải không
được nhỏ hơn:
– EI 60 – đối với các ống dẫn khí theo tầng của hệ thống cấp khí vào cho các khoang đệm
ngăn cháy, các hành lang cách ly của gara kín.
– EI 30 – đối với các ống dẫn khícủa hệ thống cấp khívào bảo vệ cho các buồng thang
bộ và giếng thang máy, cũng như cho các khoang đệm ngăn cháy ở các cao trình trên mặt
đất.
A.2.29.12 Các van ngăn cháy của hệ thống cấp khívào cho bảo vệ chống khói phải có giới
hạn chịu lửa không thấp hơn giới hạn chịu lửa yêu cầu đối với các ống dẫn khí của hệ thống
này.
A.2.29.13 Việc điều khiển thiết bị và cơ cấu vận hành của hệ thống bảo vệ chống khói phải
được thực hiện bằng cả chế độ tự động (từ hệ thống phát hiện cháy) và điều khiển từ xa (từ
bàn điều khiển của kíp trực của nhân viên điều độ và từ các nút bấm bố tríở các lối ra thoát
nạn của các tầng hoặc ở các tủ chữa cháy). Trong tất cả các kịch bản về tình huống nguy
hiểm cháy, phải ngắt các hệ thống thông gió và điều hòa không khí thông thường (không
được sử dụng ở chế độ bảo vệ chống khói), và mở ngay hệ thống thông gió thoát khói và
cấp khívào cho bảo vệ chống khói.
A.2.29.14 Các thông tin về vị trívà tình trạng thực tế của các thiết bị và cơ cấu vận hành của
hệ thống bảo vệ chống khói phải được theo dõi và nhận biết tại trạm điều khiển.
A.2.29.15 Các cơ cấu và thiết bị vận hành của hệ thống bảo vệ chống khói phải đảm bảo có
độ tin cậy hoạt động được xác định bằng xác suất an toàn không nhỏ hơn 0,999.
A.2.30 Hệ thống thu gom rác
A.2.30.1 Thân ống đổ rác phải được làm bằng vật liệu không cháy.
A.2.30.2 Cửa van nhận rác của ống đổ rác phải được bố trí trong một phòng riêng, ngăn
cách với các không gian khác bằng vách ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không thấp hơn
EI 120. Các cửa cửa ngăn cháy lắp trên vách này phải có giới hạn chịu lửa không thấp hơn
EI 60, được trang bị cơ cấu tự đóng và được chèn kín các khe cửa theo quy chuẩn quốc gia PCCC.

Kết Thúc Phụ lục A trong quy chuẩn quốc gia PCCC 2020.Công ty CÔNG TY CP TM – XD PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY QUỐC AN cảm thấy rất tự hào khi là 1 trong những đơn vị tuân thủ đúng theo quy chuẩn quốc gia về dịch vụ lĩnh vực PCCC. Bằng việc cung cấp, lắp đặt các hệ thống phòng cháy chữa cháy chất lượng. Để đạt được chất lượng chúng tôi Công ty CÔNG TY CP TM – XD PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY QUỐC AN luôn không ngừng phát triển nghiệp vụ lắp đặt các hệ thống phòng cháy chữa cháy theo chất lượng tốt nhất từng năm, từng giai đoạn để có thể đạt được đúng chuẩn yêu cầu quy chuẩn quốc gia PCCC.

Nguồn: pccc.hochiminhcity.gov.vn

Ký hiệu văn bản  QCVN 06:2020/BXD

Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TM-XD PCCC QUỐC AN
Đ/c: Quoc An Building 231/18 Nguyễn Phúc Chu – P.15 – Q.Tân Bình – TP.HCM
Hotline: 0907080979 – 028.2247.1234
Email: quocan@quocanpccc.com
Website: quocanpccc.com / thietbipccc24h.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *