Nghị định thư Montreal và Bản sửa đổi, bổ sung Kigali (thiết bị PCCC KIDDE FM200)

KIDDE FM200

Nghị định thư Montreal và Bản sửa đổi, bổ sung Kigali (thiết bị PCCC KIDDE FM200)

Việt Nam thuộc nhóm các nước đang phát triển và có nghĩa vụ loại trừ các chất HFC theo quy đi ̣nh của Sửa đổi bổ sung Kigali khi Việt Nam tham gia phê chuẩn và Sửa đổi, bổ sung Kigali có hiệu lực. Theo đó, Việt Nam sẽ thực hiện lộ trinh loại trừ các chất HFC, ngưng mức tiêu thụ vào năm 2024 và bắt đầu loại trừ dần các chất HFC từ năm 2029, giảm dần đến năm 2045 còn 20% mức tiêu thụ cơ sở.
Việt Nam không sản xuất các chất HFC; do vậy, lượng tiêu thụ các chất HFC của Việt Nam được tinh dựa trên lượng nhập khẩu cho sử dụng ở Việt Nam.

Nghị định thư Montreal

Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô-dôn được ký kết năm 1985 tại Vienna, Áo. Công ước kêu gọi hợp tác giám sát, nghiên cứu và trao đổi thông tin về tầng ô-dôn nhưng chưa áp đặt các nghĩa vụ loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (ODS). Hiện nay, 197 quốc gia đã phê chuẩn Công ước Vienna và Công ước đã nhận được sự phê chuẩn toàn cầu.

Nghị định thư Montreal được đánh giá là thỏa thuận môi trường đa phương thành công nhất từ trước tới nay. Nghị định thư Montreal đã giúp ngăn chặn tổn hại đối với sức khỏe con người và môi trường thông qua hoạt động loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, bảo vệ tầng ô-dôn, lá chắn tia cực tím từ mặt trời. Nghị định thư Montreal về các chất ODS được ký kết vào ngày 16 tháng 9 năm 1987 tại Montreal, Canada. Nghị định thư Montreal đặt ra các biện pháp, nghĩa vụ loại trừ một số chất CFC, halon cho các nước phát triển (còn gọi là các nước không thuộc Điều 5 Nghị định thư) và các nước đang phát triển (còn gọi là các nước thuộc Điều 5 Nghị định thư). Nghị định thư áp dụng nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có phân biệt, trong đó các nước đang phát triển được ân hạn 10 năm sau các nước phát triển trong việc thực hiện nghĩa vụ loại trừ các chất ODS do Nghị định thư quy định. 197 quốc gia đã phê chuẩn Nghị định thư MontrealNghị định thư Montreal đã nhận được sự phê chuẩn toàn cầu. Nghị định thư Montreal đã qua năm lần Sửa đổi, bổ sung, trong đó gồm:

(i) Sửa đổi, bổ sung London năm 1990 (tại MOP 2), bổ sung thêm 10 chất CFC và CTC, metyl chloroform vào danh mục các chất bị kiểm soát và loại trừ, đồng thời bổ sung chi tiết lộ trình loại trừ các chất ODS bị kiểm soát. Tại MOP 2 này, các Bên tham gia Nghị định thư Montreal đã thành lập Quỹ Đa phương thi hành Nghị định thư Montreal do các nước phát triển đóng góp kinh phí để hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện nghĩa vụ loại trừ các chất ODS. 197 quốc gia đã phê chuẩn Sửa sổi, bổ sung London của Nghị định thư Montreal.

(ii) Sửa đổi, bổ sung Copenhagen năm 1992, tiếp tục chi tiết hóa lộ trình loại trừ các chất ODS bị kiểm soát, đồng thời bổ sung methyl bromide, các chất HCFC, HBFC vào danh sách các chất ODS bị kiểm soát và loại trừ. Sửa đổi, bổ sung Copenhagen đồng thời khởi động quy trình đánh giá không tuân thủ của các Bên tham gia và thành lập Ban thi hành thuộc Nghị định thư (Implementation committee). 197 quốc gia đã phê chuẩn Sửa đổi, bổ sung Copenhagen của Nghị định thư Montreal.

(iii) Sửa đổi, bổ sung Montreal năm 1997, thiết lập hệ thống mới kiểm soát xuất, nhập khẩu các chất ODS, cấm buôn bán methyl bromide với các quốc gia chưa phê chuẩn Sửa đổi bổ sung Copenhagen của Nghị định thư Montreal. 197 quốc gia đã phê chuẩn Sửa đổi bổ sung Montreal của Nghị định thư Montreal(thiết bị PCCC KIDDE FM200).

(iv) Sửa đổi, bổ sung Bắc Kinh năm 1999, bổ sung các chất bromochloromethane vào danh sách các chất ODS bị kiểm soát và loại trừ, chi tiết hóa lộ trình loại trừ các chất HCFC và yêu cầu báo cáo lượng methyl bromide sử dụng cho kiểm dịch và khử trùng hàng xuống tầu xuất khẩu. 197 quốc gia đã phê chuẩn Sửa đổi bổ sung Bắc Kinh của Nghị định thư Montreal.

(v) Bản sửa đổi, bổ sung Kigali được thông qua tại Khóa họp lần thứ 28 của các Bên tham gia Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôdôn vào tháng 10 năm 2016. Các bên tham gia Nghị định thư Montreal đã thống nhất loại trừ các chất HFC trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal.

Nghị định thư Montreal (thiết bị PCCC KIDDE FM200) có mục tiêu loại trừ hoàn toàn tiêu thụ ODS trên toàn thế giới theo lộ trình được các Bên tham gia Nghị định thư Montreal thống nhất (tiêu thụ = sản xuất + nhập khẩu – xuất khẩu). Việt Nam không sản xuất các chất ODS nên lượng tiêu thụ của Việt Nam được tính theo công thức nhập khẩu – xuất khẩu. Các chất ODS được sắp xếp thành các Phụ lục của Nghị định thư, gồm 03 nhóm chất: CFC, HCFC và methyl bromide. Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ loại trừ tiêu thụ các chất ODS, có phân biệt nghĩa vụ của các nước phát triển và các nước đang phát triển theo nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có phân biệt.

Ngoài các quy định của Nghị định thư, các Bên tham gia Nghị định thư phải tuân thủ đầy đủ các Quyết định của Hội nghị các Bên (Cơ quan quyền lực cao nhất của Nghị định thư) được tổ chức hàng năm.

Bản sửa đổi, bổ sung Kigali

Nghị định thư Montreal đã bổ sung Sửa đổi, Kigali được các Bên thông qua vào ngày 15 tháng 10 năm 2016. Bản sửa đổi, bổ sung Kigali bổ sung vào Nghị định thư Montreal lộ trình loại trừ sản xuất và tiêu thụ các chất HFC (hydrofluorocarbon).

Danh sách các chất HFC bị kiểm soát đã được bổ sung trong phụ lục F thuộc theo Nghị định thư Montreal. Các điều khoản Nghị định thư Montreal( thiết bị PCCC KIDDE FM200 ) đã được sửa đổi, bổ sung như sau:

Các định nghĩa; biện pháp kiểm soát; tính toán các mức kiểm soát.

Kiểm soát việc buôn bán với các quốc gia không là các Bên của Nghi ̣định thư.

Tinh trạng đặc biệt của các nước đang phát triển.

Đánh giá và rà soát các biện pháp kiểm soát.

Báo cáo số liệu.

Cơ chế tài chính.

Các Bên tham gia sau khi có hiệu lực.

Sửa đổi, bổ sung này không nhằm mục đích có tác động loại trừ các chất hydrofluorocarbon khỏi phạm vi cam kết được bao gồm trong các Điều 4 và 12 của Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu hoặc trong các Điều 2, 5, 7 và 10 của Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước.

Sửa đổi, bổ sung Kigali quy định loại trừ các chất HFC cho các nước phát triển và các nước đang phát triển, bao gồm:

Nhóm các nước phá t triển sẽ loại trừ các chất HFC từ năm 2019.

Nhóm các nước đang phát triển sẽ ngưng mức tiêu thụ vào năm 2024 và bắt đầu loại trừ các chất HFC từ năm 2029.

Tiềm năng gây nóng lên toàn cầu (GWP) đã được bổ sung vào Nghị định thư áp dụng cho các chất HFC, và một số chất HCFC và CFC nhất định.

Sản xuất, tiêu thụ, nhập khẩu, xuất khẩu và phát thải cũng như mức tiêu thụ cơ sở tiêu thụ các chất HFC cần được quy đổi sang CO2 tương đương.

Mức tiêu thụ cơ sở được tính toán từ sản xuất/tiêu thụ các chất HFC và HCFC 7

Hệ thống cấp phép nhập khẩu và xuất khẩu các chất HFC sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2019

Buôn bán HFC với các quốc gia không phê chuẩn Sửa đổi, bổ sung sẽ bị cấm từ ngày 01/01/2033

Ban chấp hành Quỹ Đa phương thi hành Nghị định thư Montreal cần xây dựng những hướng dẫn cho các hoạt động hỗ trợ tài chính loại trừ các chất HFC

Mức tiêu thụ cơ sở

Các Bên quyết định mức tiêu thụ cơ sở đối với các nước phát triển là lượng tiêu thụ trung bình các chất HFC trong ba năm 2011, 2012 và 2013 cộng với 15% lượng tiêu thụ cơ sở các chất HCFC.

Đối với nhóm các nước Belarus, Liên bang Nga, Kazakhstan, Tajikistan và Uzbekistan, mức tiêu thụ cơ sở của nhóm nước này là lượng tiêu thụ trung bình các chất HFC trong ba năm 2011, 2012 và 2013 cộng với 25% lượng tiêu thụ cơ sở các chất HCFC.

Đối với đa số các nước đang phát triển, mức tiêu thụ cơ sở của nhóm nước này là lượng tiêu thụ trung bình các chất HFC trong ba năm 2020, 2021 và 2022 cộng với 65% lượng tiêu thụ cơ sở các chất HCFC.

Riêng đối với nhóm các nước được xếp loại nước có nhiệt độ môi trường cao (HAT) như Bahrain, Ấn Độ, Iran, Iraq, Kuwait, Oman, Pakistan, Quatar, Ả Rập Saudi và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, mức tiêu thụ cơ sở của nhóm nước này là lượng tiêu thụ trung bình các chất HFC trong ba năm 2024, 2025 và 2026 cộng với 65% lượng tiêu thụ cơ sở các chất HCFC.

Thời gian quy định mức ngưng tiêu thụ tại mức cơ sở

Các Bên không quy định thời gian mức ngưng tiêu thụ tại mức cơ sở đối với các nước phát triển. Đối với phần lớn các nước đang phát triển, thời gian quy định mức ngưng tiêu thụ tại mức cơ sở là năm 2024.

Đối với nhóm các nước được coi là nước có nhiệt độ môi trường cao, bao gồm: Bahrain, Ấn Độ, Iran, Iraq, Kuwait, Oman, Pakistan, Quatar, Ả Rập Saudi và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, thời gian quy định mức ngưng tiêu thụ là năm 2028.

Thiết lập hệ thống cấp phép các chất HFC

Các Bên quyết định rằng các nước thành viên Nghị định thư Montreal phải thiết lập hệ thống cấp phép xuất, nhập khẩu các chất HFC được điều chỉnh, bao gồm các chất HFC mới, đã qua sử dụng, thu hồi và tái sinh vào ngày 01 tháng 01 năm 2019 hoặc trong vòng ba tháng sau khi Bản sửa đổi, bổ sung Kigali có hiệu lực.

Bổ sung phụ lục quy định các chất HFC bị kiểm soát

Phụ lục F bao gồm chi tiết các chất HFC bị kiểm soát (18 chất thuộc Nhóm I và 01 chất thuộc Nhóm II) được bổ sung vào Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

Báo cáo số liệu tiêu thụ các chất HFC

Các nước phát triển phải báo cáo số liệu tiêu thụ các chất HFC trong các năm 2011 – 2013.

Các nước đang phát triển thuộc Nhóm I phải báo cáo số liệu tiêu thụ các chất HFC trong các năm 2020 – 2022.

Các nước Bahrain, Ấn Độ, Iran, Iraq, Kuwait, Oman, Pakistan, Quatar, Ả Rập Saudi và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất phải báo cáo số liệu tiêu thụ các chất HFC trong các năm 2024 – 2026.

Cơ chế tài chính

Các Bên quyết định Quỹ Đa phương thi hành Nghị định thư Montreal tiếp tục là cơ quan cung cấp tài chính cho các nước thực hiện loại trừ các chất HFC

Hiệu lực thi hành của Sửa đổi bổ sung Kigali

Bản sửa đổi, bổ sung Kigali sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 khi có ít nhất 20. Bên thuộc Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn phê chuẩn.

Trong trường hợp đến ngày 01 tháng 01 năm 2019 không có đủ sự phê chuẩn cần thiết để Sửa đổi, bổ sung. Có hiệu lực thi hành từ các Bên thuộc Nghị định thư Montreal, Sửa đổi. Bổ sung sẽ có hiệu lực thi hành sau 90 ngày kể từ ngày Sửa đổi, bổ sung đáp ứng được tiêu chuẩn về hiệu lực thi hành.

Việt Nam thuộc nhóm các nước đang phát triển và có nghĩa vụ loại trừ các chất HFC theo quy đi ̣nh của Sửa đổi bổ sung Kigali.

Khi Việt Nam tham gia phê chuẩn và Sửa đổi, bổ sung Kigali có hiệu lực.

Theo đó, Việt Nam sẽ thực hiện lộ trinh loại trừ các chất HFC, ngưng mức tiêu thụ vào năm 2024 và bắt đầu loại trừ dần các chất HFC từ năm 2029. Giảm dần đến năm 2045 còn 20% mức tiêu thụ cơ sở.

Việt Nam không sản xuất các chất HFC; do vậy, lượng tiêu thụ các chất HFC của Việt Nam được tinh dựa trên lượng nhập khẩu cho sử dụng ở Việt Nam.

Trích Bộ tài nguyên và Môi trường

Các thông tin liên quan tới thiết bị PCCC:
+ Hệ thống FM200-Novec-N2

+ Hệ thống thiết bị PCCC FM200 Kiddle/UL-FM Listed

+ Hệ thống thiết bị PCCC FM200 Kidde/UK – GX20

+ Hệ thống chữa cháy thiết bị PCCC Foam là gì

+ Hệ thống thiết bị PCCC gồm những gì?

+ Thiết bị PCCC (phòng cháy chữa cháy) có vai trò gì ?

+ Thiết bị PCCC của Aleum

Tài liệu hệ thống thiết bị PCCC KIDDE FM200: Link

Tài liệu về Nghị định thư Montreal và Bản sửa đổi, bổ sung Kigali : Link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *