Kiến thức cơ bản về cháy nổ và đám cháy

Cháy nổ là một tai nạn bất ngờ mà không ai muốn gặp phải. Trang bị kiến thức cơ bản về cháy nổ và đám cháy để đảm bảo an toàn cho bạn và người thân khỏi nguy hiểm là điều cần thiết. Quốc An xin chia sẻ với các bạn các kiến thức cơ bản nhất về cháy nổ và đám cháy. Cùng theo dõi bài dưới đây để biết thêm về chúng.

1. Định nghĩa sự cháy:

Cháy là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.
Cháy có 3 dấu hiệu đặc trưng:
– Có phản ứng hóa học
– Có tỏa nhiệt
– Phát ra ánh sáng.
Khi ta thấy có đầy đủ 3 dấu hiệu này thì đó là sự cháy. Thiếu một trong những dấu hiệu đó thì không phải là sự cháy.

2. Khái niệm về nổ:

Căn cứ vào tính chất nổ, chia thành 2 loại nổ chính: nổ lý học và nổ hóa học.
Nổ lý học: là nổ do áp xuất trong một thể tích tăng lên quá cao thể tích đó không chịu được áp lực lớn nên bị nổ (như nổ xăm lốp xe khi bị bơm quá căng, nổ nồi hơi các thiết bị áp lực khác…)
Nổ hóa học: là hiện tượng cháy xảy ra với tốc độ nhanh làm hỗn hợp khí xung quanh giãn nở đột biến sinh ra công năng gây nổ.

3. Những yếu tố điều kiện cần và đủ để tạo thành sự cháy, sự cháy:

Sự cháy được hình thành  bởi 3 yếu tố và 3 điều kiện khác nhau. 3 yếu tố gây nên đám cháy là:
– Chất cháy
– Oxy
– Nguồn nhiệt
3 điều kiện kết hợp với 3 yếu tố nữa thì sự cháy mới có thể xuất hiện. Thiếu một trong các điều trên thì không thể hình thành sự cháy.
– Oxy phải lớn hơn : 14%
– Nguồn nhiệt phải đạt tới giới hạn bắt cháy của chất cháy.
– Thời gian tiếp xúc của 3 yếu tố đủ để xuất hiện sự cháy.
Như vậy: bản chất của sự cháy được hình thành nhờ có đủ 3 yếu tố và 3 điều kiện nói trên muốn phòng ngừa không để cháy xảy ra và dập tắt được sự cháy cần sử dụng nguyên lý loại bỏ một trong những yếu tố tạo hình sự cháy.

Về vật chất gây cháy

Vật cháy là cả thế giới vật chất hết sức đa dạng phong phú. Các loại vật chất này tồn tại ở 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí. Chất cháy là chất có khả năng tiếp tục cháy sau khi đã tách khỏi nguồn nhiệt.

Về oxy: là chất khí không cháy được nhưng nó là dưỡng khí chất xúc tác cho đám cháy. Không có oxy thì không sinh ra sự cháy được. Oxy chiếm tỉ lệ 21% trong không khí. Nếu oxy giảm xuống nhỏ hơn 14% thì hầu hết các chất cháy không duy trì được sự cháy nữa, trừ 1 số ít chất đặc biệt cháy được trong điều kiện nghèo oxy ( ví dụ hydro và metan còn 5% oxy vẫn cháy được).

Nguồn lửa hay nguồn nhiệt: nguồn lửa nguồn nhiệt gây cháy thường xuất phát từ:

+ Điện năng biến thành nhiệt năng (do các nguyên nhân quá tải, nghẽn mạch, gia nhiệt, hồ quang, tĩnh điện). Phản ứng hóa học sinh nhiệt dẫn tới cháy.
+ Ma sát ( cơ năng biến thành nhiệt năng)
+ Ngọn lửa trần, nhiệt trần ( nguồn lửa, nguồn nhiệt ở trạng thái mở như điếu thuốc, ngọn đèn, hàn xì khô)
+ Thiên nhiên sét, nhiệt mặt trời.

5. Đám cháy và các dấu hiệu để nhận biết đám cháy.

Đám cháy là sự cháy xảy ra ngoài sự kiểm soát của con người, gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng con người và tài sản.

Có 3 dấu hiệu cơ bản để nhận biết được đám cháy.
– Mùi của sản phẩm cháy: được hình thành do sự cháy của chất cháy tạo nên. Sản phẩm cháy của chất nào thì mang mùi vị đặc trưng của chất đó.

– Khói: khói là sản phẩm của sự cháy. Sinh ra từ các chất cháy khác nhau nên có màu sắc khác nhau. Ngoài ra còn phụ thuộc vào lượng oxy trong đám cháy.

– Ánh lửa và tiếng nổ: là biểu hiện đặc trưng của phản ứng cháy. Từ sự phát sáng của ngọn lửa mà phát hiện được cháy; Hoặc sự cháy xảy ra gây nổ mà phát hiện được cháy.

Từ các dấu hiệu trên giúp ta phát hiện được đám cháy. Phán đoán được loại chất gây cháy để có biện pháp sử dụng biện pháp chữa cháy thích hợp, hiệu quả và an toàn.

6. Phân loại đám cháy.

Căn cứ vào trạng thái của chất cháy đám cháy được phân thành 5 loại như sau:
– Chất cháy rắn: Ký hiệu A
– Chất cháy lỏng: Ký hiệu B
– Chất cháy khí: Ký hiệu C
– Chất cháy kim loại: Ký hiệu D
– Cháy điện: Ký hiệu E (Hiện tại đã bị hủy)
– Đám cháy từ chất béo thực phẩm và dầu ăn: Ký hiệu F
Phân loại đám cháy và quy ước ký hiệu đám cháy để sản xuất thiết bị phương tiện chữa cháy phù hợp đúng với từng loại đám cháy (trên các bình chữa cháy ghi ký hiệu chữ gì thì sử dụng chữ được những loại đám cháy đó).

Phía trên là những kiến thức, khái niệm cơ bản về cháy nổ. Biết được điều kiện hình thành đám cháy để có cách phòng tránh và dập tắt đám cháy là điều nên làm. Hãy trang bị cho mình thật nhiều kỹ năng hơn nữa để có thể đảm bảo an toàn cho bản thân và giúp đỡ người khác khi có sự cố bất ngờ xảy ra cũng như Kiến thức cơ bản về cháy.

Theo dõi trang tin tức của Quốc An để cập nhật những tin tức mới nhất về PCCC và Kiến thức cơ bản về cháy.

Nguồn: pccchochiminh.com

Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TM-XD PCCC QUỐC AN
Đ/c: Quoc An Building 231/18 Nguyễn Phúc Chu – P.15 – Q.Tân Bình – TP.HCM
Hotline: 0907080979 – 028.2247.1234
Email: quocan@quocanpccc.com
Website: quocanpccc.com / thietbipccc24h.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *