Nâng cao hiệu quả chính sách pháp luật về phòng cháy chữa cháy

Nâng cao hiệu quả chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Nhiệm vụ đặt ra

Có 09 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch gồm:
1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH)
2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về PCCC và CNCH.
3. Tập trung xây dựng phong trào Toàn dân tham gia công tác PCCC và CNCH.
4. Xây dựng chiến lược, kế hoạch, phương án PCCC.
5. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra về PCCC.
6. Nâng cao hiệu quả công tác chữa cháy, CNCH của lực lượng PCCC.
7. Bảo đảm ngân sách Nhà nước cho hoạt động PCCC.
8. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác PCCC.
9. Mở rộng hợp tác quốc tế về PCCC.

Chỉ đạo của chính phủ về Nâng cao hiệu quả chính sách trong công tác tuyên truyền PCCC

Trong đó, về nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền:
Phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về PCCC và CNCH, Bộ Công an hướng dẫn. Đôn đốc các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH.

Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan thông tin đại chúng xây dựng, đăng, phát tin, bài, phóng sự tuyên truyền công tác bảo đảm an toàn PCCC và CNCH. Hướng dẫn người dân biện pháp PCCC và thoát nạn khi có cháy, nổ, tai nạn, sự cố xảy ra. Biểu dương người tốt, việc tốt trong công tác PCCC và CNCH. Thông báo công khai các dự án, công trình vi phạm quy định về PCCC trên các phương tiện thông tin đại chúng để các cơ quan, tổ chức và người dân cùng tham gia giám sát.

Chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác PCCC ở các bộ ngành

Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan báo chí dành thời lượng tuyên truyền công tác bảo đảm an toàn PCCC và CNCH. Tăng thời lượng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH. Chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở thông tin về công tác PCCC và CNCH ở địa bàn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng, hoàn thiện tài liệu, giáo trình, bài giảng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH. Lồng ghép vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa và hoạt động trải nghiệm trong cơ sở giáo dục phù hợp với từng cấp bậc học theo quy định.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về PCCC cho mọi tầng lớp nhân dân. Đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp, phương pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, kiến thức, kỹ năng về PCCC, kỹ năng thoát nạn, sử dụng các phương tiện, thiết bị chữa cháy ban đầu. Phát hành cẩm nang, tờ rơi phổ biến kiến thức bảo đảm an toàn PCCC tới các hộ gia đình, người lao động.

Chỉ đạo cơ quan báo chí, truyên truyền tại địa phương tăng cường xây dựng tin, bài, phóng sự, hướng dẫn các biện pháp PCCC và thoát nạn khi có sự cố cháy, nổ xảy ra…

Xây dựng phong trào Toàn dân tham gia công tác PCCC

Tập trung xây dựng phong trào Toàn dân tham gia công tác PCCC và CNCH. Cụ thể, Bộ Công an tích cực xây dựng phong trào Toàn dân tham gia PCCC và CNCH ; Gắn với xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; Chủ trì tham mưu Chính phủ tổ chức triển khai thực hiện “Thí điểm giao một số nhiệm vụ PCCC cho lực lượng bảo vệ dân phố, lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở”; Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn việc tự kiểm tra an toàn PCCC cho người đứng đầu cơ sở, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Thủ tướng Chính phủ đưa nội dung bảo đảm an toàn PCCC vào tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Công an triển khai thực hiện chương trình thí điểm giao một số nhiệm vụ PCCC. Chỉ đạo xây dựng phong trào Toàn dân tham gia PCCC sâu rộng. Triển khai phương châm “bốn tại chỗ” nòng cốt là lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và chuyên ngành.

Thủ tướng chính phủ chỉ đạo về việc nâng cao hiệu quả chính sách

Bên cạnh đó, chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác PCCC và CNCH. Xác định rõ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác chỉ huy, hiệp đồng. Bảo đảm thống nhất, chặt chẽ khi xử lý các vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn. Nhất là các vụ việc phải huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia (hoàn thành trong Quý IV/2020).

Xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến theo hướng tự phòng, tự quản về PCCC tại cơ sở. Giải quyết chế độ, chính sách kịp thời, thỏa đáng đúng quy định đối với người bị thương, hy sinh hoặc thiệt hại về tài sản khi tham gia chữa cháy, CNCH. Kịp thời động viên, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác PCCC và CNCH.

Chỉ đạo vận động, khuyến khích người dân tình nguyện tham gia công tác PCCC và CNCH. Kiện toàn ban chỉ đạo PCCC và CNCH tại địa phương phù hợp với yêu cầu thực tế.

Các bộ, ngành chỉ đạo kiện toàn ban chỉ đạo PCCC và CNCH phù hợp với yêu cầu thực tế. Kiện toàn lực lượng PCCC cơ sở và chuyên ngành theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Quốc An PCCC chuyên cung cấp các thiết bị phòng cháy chữa cháy. Chúng tôi luôn theo dõi, cập nhật và chia sẽ những kiến thức phòng cháy chữa cháy bổ ích đến cho các bạn. Theo dõi trang tin tức của chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất về PCCC.
Nguồn: http://bocongan.gov.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *