QUY CHUẨN QUỐC GIA PCCC MỚI PHẦN 6

QUY CHUẨN QUỐC GIA PCCC MỚI PHẦN 6

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH 2020

6.1 Nhà và công trình phải đảm bảo việc chữa cháy và cứu nạn bằng các giải pháp: kết cấu, bố trí mặt bằng – không gian, kỹ thuật – công trình và giải pháp tổ chức theo quy chuẩn quốc gia pccc.

Các giải pháp này bao gồm:

– Bố trí các đường cho xe chữa cháy, bãi đỗ xe chữa cháy và lối tiếp cận cho lực lượng và phương tiện chữa cháy, kết hợp chung với các đường và lối đi theo công năng của ngôi nhà hoặc bố trí riêng.

-Bố trícác thang chữa cháy ngoài nhà và bảo đảm các phương tiện cần thiết khác để đưa lực lượng chữa cháy cùng các trang thiết bị kỹ thuật chữa cháy đến các tầng và mái của các ngôi nhà, trong đó gồm cả việc bố trícác thang máy có chế độ “chuyên chở lực lượng chữa cháy” (dưới đây gọi chung là thang máy chữa cháy).

– Bố trí đường ống cấp nước chữa cháy, kết hợp với các đường ống cấp nước sinh hoạt hoặc bố tríriêng, và khi cần thiết, bố trícác họng tiếp nước, đường ống tiếp nước vào trong nhà cho lực lượng chữa cháy, các trụ nước, bể chứa nước chữa cháy hoặc các nguồn cấp nước chữa cháy khác.

–  Bảo vệ chống khói cho các lối đi của lực lượng chữa cháy bên trong ngôi nhà.
– Trang bị cho ngôi nhà các phương tiện cứu người cho cá nhân và tập thể trong trường hợp cần thiết.
– Bố trí, xây dựng các công trình, các trạm (đội) phòng cháy và chữa cháy phù hợp với số lượng nhân viên và các thiết bị kỹ thuật chữa cháy cần thiết, đáp ứng các điều kiện chữa cháy trên các công trình hoặc khu vực trong phạm vi hoạt động của các trạm (đội) này theo đúng các quy định hiện hành. Việc lựa chọn các giải pháp nêu trên phụ thuộc vào bậc chịu lửa, cấp nguy hiểm cháy kết cấu và nhóm nguy hiểm cháy theo công năng của ngôi nhà.
6.2 Đường cho xe chữa cháy và bãi đỗ xe chữa cháy phải đảm bảo các yêu cầu theo quy chuẩn quốc gia pccc sau:
6.2.1 Các yêu cầu chung theo quy chuẩn quốc gia pccc
a) Chiều rộng thông thủy của mặt đường cho xe chữa cháy không được nhỏ hơn 3,5 m.
b) Bãi đỗ xe chữa cháy phải có chiều rộng thông thủy đảm bảo khả năng đi vào để triển khai các phương tiện chữa cháy phù hợp với chiều cao và nhóm nguy hiểm cháy theo công năng của nhà như quy định trong Bảng 14.
c) Chỉ cho phép có các kết cấu chặn phía trên đường cho xe chữa cháy và bãi đỗ xe chữa cháy nếu đảm bảo tất cả những yêu cầu sau:
– Chiều cao thông thủy để các phương tiện chữa cháy đi qua không được nhỏ hơn 4,5 m;
– Kích thước của kết cấu chặn phía trên (đo dọc theo chiều dài của đường cho xe chữa cháy và bãi đỗ xe chữa cháy) không được lớn hơn 10 m;
– Nếu có từ hai kết cấu chặn phía trên bắc ngang qua đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy thì khoảng thông giữa những kết cấu này không được nhỏ hơn 20 m;
– Chiều dài của đoạn cuối của đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đố xe chữa cháy không bị chặn bởi các kết cấu chặn phía trên không được nhỏ hơn 20 m; và
– Chiều dài của bãi đỗ xe chữa cháy không được tính đến những đoạn có kết cấu chặn phía trên. d) Dọc theo tường ngoài của nhà, tại các vị trí đối diện với bãi đỗ xe chữa cháy phải bố trí các lối xuyên qua tường ngoài vào bên trong nhà từ trên cao (lối vào từ trên cao) phù hợp với quy định tại 6.3 để triển khai các hoạt động chữa cháy và cứu nạn.
6.2.2 Việc bố trí đường cho xe chữa cháy và bãi đỗ xe chữa cháy phải đảm bảo các yêu cầu sau:
6.2.2.1 Nhà nhóm F1, F2, F3 và F4 có chiều cao không quá 15 m không yêu cầu có bãi đỗ xe chữa cháy, song phải có đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến điểm bất kỳ trên hình chiếu bằng của nhà không lớn hơn 60 m.
6.2.2.2 Nhà nhóm F1.3 có chiều cao lớn hơn 15 m phải đảm bảo tất cả những yêu cầu sau: – Phải có đường cho xe chữa cháy trong phạm vi di chuyển không quá 18 m tính từ lối vào tất cả các khoang đệm của thang máy chữa cháy hoặc của buồng thang bộ thoát nạn có bố trí họng chờ cấp nước D65 dành cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp (của hệ thống ống khô ) theo quy chuẩn quốc gia pccc.
– Phải có bãi đỗ xe chữa cháy để tiếp cận đến ít nhất toàn bộ một mặt ngoài của mỗi khối
nhà. Bãi đỗ xe chữa cháy phải được bố trí ở khoảng không gần hơn 2 m và không xa quá 10
m tính từ tường mặt ngoài của nhà;
– Thiết kế của bãi đỗ xe chữa cháy và đường cho xe chữa cháy phải đáp ứng những quy
định nêu trong Bảng 14.
Bảng 14 – Quy định về kích thước bãi đỗ xe chữa cháy theo quy chuẩn quốc gia pccc

Nhóm nguy hiểm cháy theo công

năng của nhà/ Chỉ tiêu kích thước

bãi đỗ

Kích thước bãi đỗ xe chữa cháy tương ứng theo chiều

cao nhà, m

≤ 15 > 15 và ≤ 28 (1) > 28
Nhà nhóm F1.3
–     Chiều rộng của bãi đỗ xe chữa

cháy

Không yêu cầu ≥ 6 m ≥ 6 m
–    Chiều dài của bãi đỗ xe chữa

cháy

Không yêu cầu ≥ 15 m ≥ 15 m
Các nhóm nhà còn lại
–     Chiều rộng của bãi đỗ xe chữa

cháy

Không yêu cầu ≥ 6 m ≥ 6 m
–     Chiều dài của bãi đỗ xe chữa

cháy

Lấy theo Bảng 15 và Bảng 16
(1)

CHÚ THÍCH:  Không yêu cầu có bãi đỗ xe chữa cháy đối với nhà có số người sử dụng trên mỗi tầng, tính

theo Bảng G.9 (Phụ lục G), không vượt quá 50 người và khoảng cách từ đường cho xe chữa

cháy đến họng tiếp nước vào nhà không được lớn hơn 18 m.

6.2.2.3 Nhà hoặc phần nhà  nhóm F1.1, F1.2, F2, F3 và F4 có chiều cao lớn hơn 15 m thì tại mỗi vị trí có lối vào từ trên cao phải bố trí một bãi đỗ xe chữa cháy để tiếp cận trực tiếp đến các tấm cửa của lối vào từ trên cao. Chiều dài của bãi đỗ xe chữa cháy phải được lấy theo

Bảng 15 căn cứ vào diện tích sàn cho phép tiếp cận của tầng có giá trị diện tích sàn cho phép tiếp cận lớn nhất. Đối với trường hợp nhà có sàn thông tầng, giá trị đó được tính như sau:

a) Đối với nhà có các sàn thông tầng, bao gồm cả các tầng hầm thông với các tầng trên mặt đất thìdiện tích sàn cho phép tiếp cận lấy bằng diện tích cộng dồn các giá trị diện tích sàn cho phép tiếp cận của tất cả các sàn thông tầng.
b) Đối với các nhà có từ hai nhóm sàn thông tầng trở lên thìdiện tích sàn cho phép tiếp cận phải lấy bằng giá trị cộng dồn của nhóm sàn thông tầng có diện tích lớn nhất.
6.2.2.4 Đối với nhà nhóm F5, phải có một bãi đỗ xe chữa cháy cho các phương tiện chữa cháy. Chiều dài của bãi đỗ xe chữa cháy phải được lấy theo Bảng 16, dựa vào tổng quy mô khối tích của nhà (không bao gồm tầng hầm).
Khi điều kiện sản xuất không yêu cầu có đường vào thì đường cho xe chữa cháy được phép bố trí phần đường rộng 3,5 m cho xe chạy, nền đường được gia cố bằng các vật liệu đảm bảo chịu được tải trọng của xe chữa cháy và đảm bảo thoát nước mặt. Khoảng cách từ mép đường cho xe chữa cháy đến tường của ngôi nhà phải không lớn hơn 5 m đối với các nhà có chiều cao nhỏ hơn 12 m, không lớn hơn 8 m đối với các nhà có chiều cao trên 12 m đến 28 m và không lớn hơn 10 m đối với các nhà có chiều cao trên 28 m.
Trong những trường hợp cần thiết, khoảng cách từ mép gần nhà của đường xe chạy đến tường ngoài của ngôi nhà và công trình được tăng đến 60 m với điều kiện ngôi nhà và công trình này có các đường cụt vào, kèm theo bãi quay xe chữa cháy và bố trí các trụ nước chữa cháy. Trong trường hợp đó, khoảng cách từ nhà và công trình đến bãi quay xe chữa cháy phải không nhỏ hơn 5 m và không lớn hơn 15 m và khoảng cách giữa các đường cụt không được vượt quá 100 m.
CHÚ THÍCH 1: Chiều rộng của tòa nhà và công trình lấy theo khoảng cách giữa các trục định vị.
CHÚ THÍCH 2: Đối với các hồ nước được sử dụng để chữa cháy, cần bố trí lối vào với khoảng sân có kích
thước mỗi chiều không nhỏ hơn 12 m.
Bảng 15 – Quy định về chiều dài của bãi đỗ xe chữa cháy đối với nhà hoặc phần nhà nhóm F1.1, F1.2, F2, F3, F4 theo quy chuẩn quốc gia pccc

Diện tích sàn cho

phép tiếp cận, m2

Chiều dài yêu cầu của bãi đỗ xe chữa cháy, tính theo chu vi nhà, m
Nhà không được bảo vệ bằng hệ

thống sprinkler

Nhà được bảo vệ bằng hệ thống

sprinkler

≤ 2 000 1/6 chu vi vàkhông nhỏ hơn 15 m 1/6 chu vi vàkhông nhỏ hơn 15 m
> 2 000 và ≤ 4 000 1/4 chu vi 1/6 vàkhông nhỏ hơn 15 m
> 4 000 và ≤ 8 000 1/2 chu vi 1/4 chu vi
> 8 000 và ≤ 16 000 3/4 chu vi 1/2 chu vi
> 16 000 và ≤ 32 000 Toàn bộ chu vi 3/4 chu vi
> 32 000 Toàn bộ chu vi Toàn bộ chu vi

Bảng 16 – Quy định về chiều dài của bãi đỗ xe chữa cháy đối với nhà Nhóm F5 theo quy chuẩn quốc gia pccc

Quy mô khối tích, m3 Chiều dài yêu cầu của bãi đỗ xe chữa cháy, tính theo chu vi nhà, m
Nhà không được bảo vệ bằng hệ

thống sprinkler

Nhà được bảo vệ bằng hệ thống

sprinkler

(1) (2) (3)
≤ 28 400 1/6 chu vi và không nhỏ hơn 15 m 1/6 chu vi và không nhỏ hơn 15 m
> 28 400 và ≤ 56 800 1/4 chu vi 1/6 chu vi và không nhỏ hơn 15 m
> 56 800 và ≤ 85 200 1/2 chu vi 1/4 chu vi
> 85 200 và ≤ 113 600 3/4 chu vi 1/4 chu vi

Bảng 16 (kết thúc)

(1) (2) (3)
> 113 600 và ≤ 170 400 Toàn bộ chu vi 1/2 chu vi
> 170 400 và ≤ 227 200 Toàn bộ chu vi 3/4 chu vi
> 227 200 Toàn bộ chu vi Toàn bộ chu vi

6.2.2.5 Bố trí đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy cho nhà hỗn hợp phải đảm bảo những yêu cầu theo quy chuẩn quốc gia pccc sau:
a) Khi phần nhà không để ở (không thuộc nhóm F1.3) chỉ nằm ở phần dưới của tòa nhà,
thì chiều cao nhà để xác định các yêu cầu về đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy phải căn cứ vào phần nhà không để ở của tòa nhà.
b) Đối với nhà hỗn hợp, không có phần nhà thuộc nhóm F1.3,
thì chiều dài yêu cầu của đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy phải được lấy bằng giá trị lớn hơn trong hai giá trị xác định căn cứ vào:
– Tổng quy mô khối tích của các phần nhà thuộc nhóm F5; hoặc
– Xác định được theo Bảng 15.
c) Đối với nhà hỗn hợp có phần nhà thuộc nhóm F1.3, chiều dài của bãi đỗ xe chữa cháy phải được tính theo 6.2.2.3 đồng thời phải đáp ứng được quy định trong 6.2.2.
6.2.2.6 Đối với các tầng hầm, phải có đường cho xe chữa cháy nằm trong phạm vi 18 m tính từ lối vào
trên mặt đất của tất cả các khoang đệm của thang máy chữa cháy hoặc của buồng thang bộ thoát nạn
có bố trí họng chờ cấp nước D65 dành cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp (của hệ thống ống khô).
6.2.3 Bãi đỗ xe chữa cháy phải được bố trí đảm bảo để khoảng cách đo theo phương nằm ngang từ
mép gần nhà hơn của bãi đỗ đến điểm giữa của lối vào từ trên cao không gần hơn 2 m và không xa quá 10 m.
6.2.4 Bề mặt của bãi đỗ xe chữa cháy phải ngang bằng. Nếu nằm trên một mặt nghiêng thì độ dốc không được quá 1:15.
Độ dốc của đường cho xe chữa cháy không được quá 1:8,3.
6.2.5 Nếu chiều dài của đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy dạng cụt lớn hơn 46 m thì ở cuối đoạn cụt phải có bãi quay xe được thiết kế theo quy định trong 6.4.
6.2.6 Đường giao thông công cộng có thể được sử dụng làm bãi đỗ xe chữa cháy, nếu vị trí của đường đó phù hợp với các quy định về khoảng cách đến lối vào từ trên cao tại 6.2.3.
6.2.7 Đường cho xe chữa cháy và bãi đỗ xe chữa cháy phải được đảm bảo thông thoáng tại mọi thời điểm. Khoảng không giữa bãi đỗ xe chữa cháy và lối vào từ trên cao phải đảm bảo không bị cản trở bởi cây xanh hoặc các vật thể cố định khác.
6.2.8 Phải đánh dấu tất cả các góc của bãi đỗ xe chữa cháy và đường cho xe chữa cháy ngoại trừ những đường giao thông công cộng được sử dụng làm bãi đỗ xe chữa cháy hoặc đường cho xe chữa cháy. Việc đánh dấu phải được thực hiện bằng các dải sơn phản quang, đảm bảo có thể nhìn thấy được vào buổi tối và phải bố trí ở cả hai phía của đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy với khoảng cách không quá 5 m.
Tại các điểm đầu và điểm cuối của đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy phải có biển báo nền trắng, chữ đỏ với chiều cao chữ không nhỏ hơn 50 mm. Chiều cao từ mặt đất đến điểm thấp nhất của biển báo phải nằm trong khoảng 1,0 m đến 1,5 m. Biển báo phải đảm bảo nhìn thấy được vào buổi tối và không được bố trí cách đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy quá 3 m. Tất cả các phần của đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy không được cách biển báo gần nhất quá 15 m.
6.2.9 Mặt đường cho xe chữa cháy và bãi đỗ xe chữa cháy phải đảm bảo chịu được tải trọng của xe chữa cháy theo yêu cầu thiết kế và phù hợp với chủng loại phương tiện của cơ quan Cảnh sát PCCC & CNCH nơi xây dựng công trình.
6.3 Lối vào từ trên cao để phục vụ chữa cháy và cứu nạn phải đảm bảo những quy định sau:
6.3.1 Lối vào từ trên cao phải đảm bảo thông thoáng, không bị cản trở ở mọi thời điểm trong thời gian nhà được sử dụng. Lối vào từ trên cao có thể là các lỗ thông trên tường ngoài, cửa sổ, cửa ban công, các tấm tường lắp kính và các tấm cửa có thể mở được từ bên trong và bên ngoài. Không được bố trí đồ đạc hoặc bất kì vật nào có thể gây cản trở trong phạm vi 1 m của phần sàn bên trong nhà tính từ các lối vào từ trên cao.
6.3.2 Lối vào từ trên cao phải được bố trí đối diện với một không gian sử dụng. Không được bố trí ở các phòng kho hoặc phòng máy, buồng thang bộ thoát nạn, sảnh không nhiễm khói, sảnh thang máy chữa cháy hoặc không gian chỉ dẫn đến một điểm cụt.
6.3.3 Mặt ngoài của các tấm cửa của lối vào từ trên cao phải được đánh dấu bằng dấu tam giác đều mầu đỏ hoặc mầu vàng có cạnh không nhỏ hơn 150 mm, đỉnh tam giác có thể hướng lên hoặc hướng xuống. Ở mặt trong phải có dòng chữ “LỐI VÀO TỪ TRÊN CAO – KHÔNG ĐƯỢC GÂY CẢN TRỞ” với chiều cao chữ không nhỏ hơn 25 mm. 6.3.4 Các lối vào từ trên cao phải có chiều rộng không nhỏ hơn 850 mm, chiều cao không nhỏ hơn 1 000 mm, mép dưới của lối vào cách mặt sàn phía trong không lớn hơn 1 100 mm và mép trên cách mặt sàn phía trong không nhỏ hơn 1 800 m. 6.3.5 Số lượng, vị trí của lối vào từ trên cao đối với mỗi khoang cháy của nhà hoặc phần nhà không thuộc nhóm F1.3 phải đảm bảo những quy định sau:
6.3.5.1 Đối với nhà nhóm F1.1, F1.2, F2, F3, F4 và F5 số lượng lối vào từ trên cao phải tính toán dựa vào chiều dài của bãi đỗ xe chữa cháy. Cứ mỗi đoạn đủ hoặc không đủ 20 m chiều dài bãi đỗ xe chữa cháy phải có một vị trí lối vào từ trên cao.
6.3.5.2 Lối vào từ trên cao phải được bố trí cách xa nhau, dọc trên cạnh của nhà. Khoảng cách xa nhất đo dọc theo tường ngoài giữa tâm của hai lối vào từ trên cao liên tiếp nhau được phục vụ bởi một bãi đỗ xe chữa cháy không được quá 20 m. Lối vào từ trên cao phải được phân bố đảm bảo để ít nhất phải có 1 lối vào từ trên cao trên mỗi đoạn 20 m chiều dài của bãi đỗ xe chữa cháy, ngoại trừ những phần nhà 1 tầng không thuộc nhóm F5.
6.3.5.3 Đối với nhà thuộc nhóm F1.1, F1.2, F2, F3 và F4 có chiều cao từ trên 10 m đến 50 m, phải có lối vào từ trên cao ở tất cả các tầng trừ tầng 1 và phải nằm đối diện với bãi đỗ xe chữa cháy.
6.3.5.4 Đối với nhà Nhóm F5, phải bố trícác lối vào từ trên cao ở phía trên một bãi đỗ xe chữa cháy, lên đến chiều cao 50 m.
6.3.5.5 Yêu cầu về lối vào từ trên cao không áp dụng đối với các nhà nhóm F1.3, bao gồm cả những khu vực phụ trợ (ví dụ phòng tập Gym, các phòng câu lạc bộ,… phục vụ riêng cho cư dân của tòa nhà) trong nhà nhóm F1.3.
6.4 Thiết kế bãi quay xe phải tuân theo một trong các quy định sau:
– Hình tam giác đều có cạnh không nhỏ hơn 7 m, một đỉnh nằm ở đường cụt, hai đỉnh nằm cân đối ở hai bên đường.
– Hình vuông có cạnh không nhỏ hơn 12 m.
– Hình tròn, đường kính không nhỏ hơn 10 m.
– Hình chữ nhật vuông góc với đường cụt, cân đối về hai phía của đường, có kích thước không nhỏ hơn 5 m x 20 m.
CHÚ THÍCH: Những quy định trên là ngưỡng tối thiểu, cơ quan quản lývề PCCC và CNCH có thể đưa ra các quy định cụ thể căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của phương tiện chữa cháy ở mỗi địa phương
6.5 Đối với đường giao thông nhỏ hẹp chỉ đủ cho 1 làn xe chạy thìcứ ít nhất 100 m phải thiết kế đoạn mở rộng tối thiểu 7 m dài 8 m để xe chữa cháy và các loại xe khác có thể tránh nhau dễ dàng.

6.6 Đối với các nhà có chiều cao lớn hơn hoặc bằng 10 m tính đến diềm mái hoặc mép trên của tường ngoài (tường chắn) phải có các lối ra mái trực tiếp từ các buồng thang bộ hoặc đi qua tầng áp mái, hoặc đi theo cầu thang bộ loại 3, hoặc đi theo thang chữa cháy ngoài nhà.
Số lượng lối ra mái và việc bố trí chúng phải dựa trên tính nguy hiểm cháy theo công năng và các kích thước của ngôi nhà, nhưng không được ít hơn một lối ra:
– Cho mỗi khoảng cách nhỏ hơn hoặc bằng 100 m chiều dài của nhàcó tầng áp mái.
– Cho mỗi diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 1 000 m2 mái của nhà không có tầng áp mái thuộc
các nhóm F1, F2, F3 và F4.
– Cho mỗi 200 m chu vi của ngôi nhà nhóm F5 đi theo các thang chữa cháy.
Cho phép không bố trí:
– Các thang chữa cháy tại mặt chính của nhà nếu chiều rộng nhà không quá 150 m và ở
phía trước ngôi nhàcótuyến đường ống cấp nước chữa cháy.
– Lối ra mái của các nhàmột tầng có diện tích mái không lớn hơn 100 m2.

6.7 Trong các tầng áp mái của nhà, trừ các nhà nhóm F1.4, phải có các lối ra mái qua các thang cố định và các cửa đi, cửa nắp hoặc cửa sổ có kích thước không nhỏ hơn 0,6 m x 0,8m.
Các lối ra mái hoặc ra tầng áp mái từ các buồng thang bộ phải được bố trítheo các bản thang có các chiếu thang ở trước lối ra, qua các cửa ngăn cháy loại 2 kích thước không nhỏ hơn 0,75 m x 1,5 m. Các bản thang và chiếu thang nói trên có thể được làm bằng thép nhưng phải có độ dốc (góc nghiêng) không lớn hơn 2 : 1 (63,5o) và chiều rộng không nhỏ hơn 0,7 m.
Trong các nhà nhóm F1, F2, F3 và F4 cao đến 15 m cho phép bố trícác lối ra tầng áp mái hoặc ra mái từ các buồng thang bộ qua các cửa nắp ngăn cháy loại 2 với kích thước 0,6 m x 0,8 m theo các thang leo bằng thép gắn cố định.
6.8 Trong các tầng kỹ thuật, bao gồm cả các tầng hầm kỹ thuật và các tầng áp mái kỹ thuật, chiều cao thông thuỷ của lối đi phải không nhỏ hơn 1,8 m; trong các tầng áp mái dọc theo toàn bộ ngôi nhà – không nhỏ hơn 1,6 m. Chiều rộng của các lối đi này phải không nhỏ hơn 1,2 m. Trong các đoạn riêng biệt có chiều dài không lớn hơn 2 m cho phép giảm chiều cao của lối đi xuống 1,2 m, còn chiều rộng tối thiểu là 0,9 m theo quy chuẩn quốc gia PCCC.

6.9 Trong các nhà có tầng gác áp mái phải có các cửa nắp trong các kết cấu bao che các hốc của tầng áp mái.

6.10 Tại các điểm chênh lệch độ cao của mái lớn hơn 1,0 m (trong đó có cả điểm chênh cao để nâng các cửa lấy sáng – thông gió) phải có thang chữa cháy. Tại khu vực chênh lệch độ cao của mái hơn 10 m, nếu mỗi một phần mái diện tích lớn hơn 100 m2 có cửa ra mái riêng thỏa mãn các yêu cầu của 6.6, hoặc độ cao phần thấp hơn của mái, xác định theo 6.6 không vượt quá 10 m thì cho phép không bố trí thang chữa cháy.

6.11 Phải sử dụng các thang chữa cháy loại P1 để lên độ cao đến 20 m và tại các chỗ chênh lệch độ cao của mái từ 1,0 m đến 20 m. Phải sử dụng các thang chữa cháy loại P2 để lên độ cao lớn hơn 20 m và tại các chỗ chênh lệch độ cao trên 20 m. Các thang chữa cháy phải được làm bằng vật liệu không cháy, đặt ở nơi dễ thấy và cách xa cửa sổ không dưới 1,0 m. Chiều rộng thang 0,7 m. Đối với thang loại P1, từ độ cao 10 m trở lên phải có cung tròn bảo hiểm bán kính 0,35 m, tâm của cung tròn cách thang 0,45 m. Các cung tròn phải được đặt cách nhau 0,7 m, ở nơi ra mái phải đặt chiếu tới có lan can cao ít nhất 0,6 m. Đối với thang P2 phải có tay vịn và có chiếu nghỉ đặt cách nhau không quá 8 m.

6.12 Giữa các bản thang và giữa các lan can tay vịn của bản thang phải có khe hở với chiều rộng thông thủy chiếu trên mặt bằng không nhỏ hơn 100 mm.

6.13 Mỗi khoang cháy của các nhà có chiều cao lớn hơn 28 m (lớn hơn 50 m đối với nhà nhóm F1.3), hoặc nhà có chiều sâu của sàn tầng hầm dưới cùng (tính đến cao độ của lối ra thoát nạn ra ngoài) lớn hơn 9 m phải có tối thiểu một thang máy chữa cháy.
CHÚ THÍCH: Yêu cầu kỹ thuật khác như cấp điện, hệ thống điều khiển, truyền tín hiệu, liên lạc, thiết bị phục vụ bảo vệ chống cháy,… phải đảm bảo theo các tiêu chuẩn kỹ thuật riêng được chọn lựa cho thang máy chữa cháy.
Việc bố trí và lắp đặt các thang máy chữa cháy phải đảm bảo những quy định cơ bản sau:
– Không được sử dụng các thang máy chủ yếu để vận chuyển hàng hóa để làm thang máy chữa cháy.
– Ở điều kiện bình thường, thang máy chữa cháy vẫn được sử dụng để chở người. Thang máy chữa cháy có thể được bố trívới một sảnh thang máy riêng hoặc trong một sảnh chung với các thang máy chở người và hợp lại với nhau bằng một hệ thống điều khiển tự động theo nhóm.
– Có số lượng được tính toán đủ để khoảng cách từ vị trí các thang máy đó đến một điểm bất kỳ trên mặt bằng tầng mà nó phục vụ không vượt quá 60 m.
– Nếu chỉ có một thang máy chữa cháy thìthang máy đó ít nhất phải đến được tất cả các tầng kế cận với tầng đang cháy của ngôi nhà.
– Nếu có nhiều thang máy chữa cháy được bố trí chung trong một giếng thang thì các thang máy có thể phục vụ cho các khu vực khác nhau của tòa nhà với điều kiện phải thể hiện rõ vùng được phục vụ trên mỗi thang máy đó.
– Trong mọi trường hợp, hình thức phục vụ của các thang máy chữa cháy phải giống nhau và thông dụng, ví dụ thang máy chỉ phục vụ các tầng lẻ hoặc các tầng chẵn hoặc tất cả các tầng.
– Nếu có các tầng lánh nạn thìmỗi tầng đó phải được phục vụ bởi ít nhất một thang máy chữa cháy.
– Ở chế độ hoạt động bình thường, cửa các thang máy chữa cháy không được mở vào những tầng lánh nạn đó còn cửa tầng của các giếng thang tại những tầng lánh nạn đó phải thường xuyên được khóa và chỉ được tự động mở khóa khi chuyển sang chế độ phục vụ lực lượng chữa cháy.
– Trong trường hợp có cháy, các thang máy chữa cháy phải đảm bảo để người lính chữa cháy:
+ là người duy nhất được quyền kiểm soát và vận hành để cùng với trang thiết bị của mình tiếp cận đến đám cháy một cách dễ dàng, quen thuộc, an toàn và nhanh chóng.
+ được bảo vệ an toàn khi sử dụng trước tác động của lửa và khói bằng các giải pháp thích hợp, đặc biệt là khi ra khỏi các thang máy đó.
+ có lối đi thông thoáng và an toàn để tiếp cận đến các thang máy đó cũng như đến các sàn được những thang máy đó phục vụ.
+ không phải di chuyển quá hai tầng để tiếp cận đến tầng có thể bị cháy bất kỳ thuộc tòa nhà.
– Được bảo vệ trong các giếng thang máy riêng (không chung với các loại thang máy khác) và trong mỗi giếng thang máy như vậy chỉ được bố tríkhông quá 3 thang máy chữa cháy. Kết cấu bao bọc giếng thang máy phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn REI 120.
– Sảnh thang máy chữa cháy là một khoang đệm đảm bảo tất cả các quy định sau:
+ có diện tích không nhỏ hơn 4 m2.
+ khi kết hợp với các sảnh của buồng thang bộ không nhiễm khói thìdiện tích không nhỏ hơn 6 m2.
+ được bao bọc bằng các vách ngăn cháy loại 1.
+ có lắp đặt họng chờ cấp nước D65 dành cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.
– Việc bố tríthang máy chữa cháy phải dự tính được đường di chuyển của đội chữa cháy chuyên nghiệp và đảm bảo đội chữa cháy tiếp cận được tất cả các gian phòng trên tất cả các tầng của nhà.
– Sức chở của thang máy chữa cháy không được nhỏ hơn 630 kg đối với nhà chung cư nhóm F1.3 và không nhỏ hơn 1 000 kg đối với nhà sản xuất và nhàcông cộng khác.
– Tốc độ di chuyển của thang máy chữa cháy không được nhỏ hơn H/60 (m/s). Trong đó H là chiều cao nâng (m).
– Kết cấu bao che của cabin thang máy chữa cháy phải được làm từ vật liệu không cháy hoặc cháy yếu.

6.14 Trong các nhà có độ dốc mái đến 12 %, chiều cao đến diềm mái hoặc mép trên của tường ngoài (tường chắn) lớn hơn 10 m, cũng như trong các nhà có độ dốc mái lớn hơn 12 % và chiều cao đến diềm mái lớn hơn 7 m phải có lan can, tay vịn trên mái phù hợp tiêu chuẩn hiện hành. Các lan can, tay vịn loại này cũng phải được bố trícho các mái phẳng, ban công, lô gia, hành lang bên ngoài, cầu thang bên ngoài loại hở, bản thang bộ và chiếu thang bộ mà không phụ thuộc vào chiều cao nhà.

6.15 Các hệ thống cấp nước chữa cháy cho nhà phải bảo đảm để lực lượng và phương tiện chữa cháy có thể tiếp cận và sử dụng ở mọi thời điểm.

6.16 Việc cấp nước chữa cháy cũng như trang bị và bố trí các phương tiện, dụng cụ chữa cháy chuyên dụng khác cho nhà và công trình phải tuân theo những quy định cơ bản trong
Phần 5 của quy chuẩn này và của các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan.

6.17 Phòng trực điều khiển chống cháy.
a) Nhà ở và công trình công cộng cao trên 10 tầng; nhà có từ 2 đến 3 tầng hầm; công trình công cộng tập trung đông người (nhà hát, rạp chiếu phim, quán bar và các nhà có mục đích sử dụng tương tự, với số người trên mỗi tầng, tính theo Bảng G.9 (Phụ lục G), vượt quá 50 người); gara (chỗ để ô-tô, xe máy, xe đạp), nhà sản xuất, kho có diện tích trên 18 000 m2 phải có phòng trực điều khiển chống cháy và có nhân viên có chuyên môn thường xuyên trực tại phòng điều khiển.
b) Phòng trực điều khiển chống cháy phải:
– Có diện tích đủ để bố trícác thiết bị theo yêu cầu phòng chống cháy của nhà nhưng không nhỏ hơn 6 m2.
– Có hai lối ra vào: một lối thông với không gian trống ngoài nhà và một lối thông với hành lang chính để thoát nạn.
– Được ngăn cách với các phần khác của nhàbằng các bộ phận ngăn cháy loại 1.
– Có lắp đặt các thiết bị thông tin và đầu mối của hệ thống báo cháy liên hệ với tất cả các khu vực của ngôi nhà.
– Có bảng theo dõi, điều khiển các thiết bị chữa cháy, thiết bị khống chế khói và có sơ đồ mặt bằng bố trí các thiết bị phòng cháy chữa cháy của nhà.
6.18 Tất cả các tầng hầm trong nhà có từ 2 đến 3 tầng hầm, phải được trang bị hệ thống liên
lạc khẩn cấp hai chiều giữa phòng trực điều khiển chống cháy theo quy chuẩn quốc gia pccc tới những khu vực sau:
– Các phòng thiết bị liên quan đến hệ thống chữa cháy, đặc biệt là các phòng máy bơm của hệ thống sprinkler, phòng máy bơm cấp nước vào hệ thống ống đứng, phòng chuyển mạch, phòng máy phát điện và phòng máy thang máy.
– Tất cả các phòng lắp đặt thiết bị điều khiển hệ thống kiểm soát chống khói.
– Các thang máy chữa cháy.
– Tất cả các gian lánh nạn.
– Các phòng điều khiển hệ thống thông gió.
Kết Thúc Phần 6 trong quy chuẩn quốc gia PCCC 2020.Công ty CÔNG TY CP TM – XD PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY QUỐC AN cảm thấy rất tự hào khi là 1 trong những đơn vị tuân thủ đúng theo quy chuẩn quốc gia về dịch vụ lĩnh vực PCCC. Bằng việc cung cấp, lắp đặt các hệ thống phòng cháy chữa cháy chất lượng. Để đạt được chất lượng chúng tôi Công ty CÔNG TY CP TM – XD PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY QUỐC AN luôn không ngừng phát triển nghiệp vụ lắp đặt các hệ thống phòng cháy chữa cháy theo chất lượng tốt nhất từng năm, từng giai đoạn để có thể đạt được đúng chuẩn yêu cầu quy chuẩn quốc gia PCCC.
Nguồn: pccc.hochiminhcity.gov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *